Địa phương nào có hơn 1.000 lễ hội mỗi năm?

Với nền văn hiến lâu đời, nước ta có rất nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm, đặc biệt là dịp đầu xuân mới.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2018, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó 7.039 lễ hội dân gian. Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất với 1.095 lễ hội, Hải Dương 723 lễ hội, Bắc Ninh 442 lễ hội.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2018, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó 7.039 lễ hội dân gian. Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất với 1.095 lễ hội, Hải Dương 723 lễ hội, Bắc Ninh 442 lễ hội.

Lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc của Hà Nội, với nghi lễ cổ xưa, nhằm tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lễ hội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc của Hà Nội, với nghi lễ cổ xưa, nhằm tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (nhiều người gọi tắt là hội gò Đống Đa) là một trong những lễ hội lớn, truyền thống của Hà Nội, tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng. Đây chính là lễ hội sớm nhất trong năm âm lịch của thủ đô.

Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (nhiều người gọi tắt là hội gò Đống Đa) là một trong những lễ hội lớn, truyền thống của Hà Nội, tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng. Đây chính là lễ hội sớm nhất trong năm âm lịch của thủ đô.

Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ngoài ra, hơn 10 hội Gióng khác được tổ chức trên địa bàn Hà Nội như: Hội Gióng Bộ Đầu ở huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm); làng Hội Xá (quận Long Biên).

Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội, hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ngoài ra, hơn 10 hội Gióng khác được tổ chức trên địa bàn Hà Nội như: Hội Gióng Bộ Đầu ở huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm); làng Hội Xá (quận Long Biên).

Hà Nội là địa phương có nhiều di sản UNESCO nhất nước ta (6 di sản đã được công nhận), địa phương có dân số đông nhất miền Bắc (hơn 9 triệu người), thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam (hơn 3.300 km2).

Hà Nội là địa phương có nhiều di sản UNESCO nhất nước ta (6 di sản đã được công nhận), địa phương có dân số đông nhất miền Bắc (hơn 9 triệu người), thành phố có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam (hơn 3.300 km2).

Theo sử sách, Thục Phán An Dương Vương chính là vị vua đầu tiên của nước ta đã chọn vùng Cổ Loa, Hà Nội để định đô. Hiện nay, thành Cổ Loa được xây dựng thời vua An Dương Vương vẫn còn, trở thành địa điểm du lịch thu hút của thủ đô Hà Nội.

Theo sử sách, Thục Phán An Dương Vương chính là vị vua đầu tiên của nước ta đã chọn vùng Cổ Loa, Hà Nội để định đô. Hiện nay, thành Cổ Loa được xây dựng thời vua An Dương Vương vẫn còn, trở thành địa điểm du lịch thu hút của thủ đô Hà Nội.

Phùng Hưng là vị vua trong thời Bắc thuộc. Nhiều tài liệu lịch sử chép rằng trước khi dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Lương xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc, Phùng Hưng từng có công diệt trừ hổ dữ, đem lại bình yên cho dân làng.

Phùng Hưng là vị vua trong thời Bắc thuộc. Nhiều tài liệu lịch sử chép rằng trước khi dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Lương xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc, Phùng Hưng từng có công diệt trừ hổ dữ, đem lại bình yên cho dân làng.

Thăng Long (Hà Nội) là kinh đô của Đại Việt dưới thời các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc. Từ năm 1010 đến năm 1788, duy nhất nhà Hồ không định đô ở Thăng Long, cha con Hồ Quý Ly cho dời đô về Thanh Hóa.

Thăng Long (Hà Nội) là kinh đô của Đại Việt dưới thời các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc. Từ năm 1010 đến năm 1788, duy nhất nhà Hồ không định đô ở Thăng Long, cha con Hồ Quý Ly cho dời đô về Thanh Hóa.

Vỗ mông để tỏ tình, thờ bát nước lã và những phong tục đón Tết độc đáo Mang đồ về nhà lấy may, gọi vía trâu, thờ bát nước lã, cướp giọng gà là những phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số ở nước ta.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dia-phuong-nao-co-hon-1000-le-hoi-moi-nam-1479712.html