Dịch Covid-19 thổi bay thành tựu xóa đói giảm nghèo của Indonesia
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế Indonesia tới mức suy thoái nghiêm trọng và có khả năng tăng trưởng bằng âm vào quý này.
Hàng triệu người dân Indonesia mất việc làm, vài chục triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, dịch Covid-19 có thể sẽ thổi bay thành tựu xóa đói giảm nghèo của quốc gia có số dân đông thứ tư thế giới này.
Hàng triệu người mất việc làm
Theo số liệu của Bộ Lao động Indonesia, tính đến hết tháng 2 năm 2020, số người thất nghiệp tại Indonesia là 6,8 triệu người. Chỉ sau 2 tháng bùng phát dịch Covid-19, con số này đã tăng thêm hơn 2 triệu người tại quốc gia vạn đảo này. Con số trên bao gồm số nhân viên bị sa thải và chấm dứt hợp đồng từ hơn 116.000 công ty bị ảnh hưởng do dịch .
Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, ông Shinta Kamdani cho biết, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất đến từ ngành dệt may. Số lượng thâm dụng người lao động của ngành này lên tới hai triệu người. Tiếp đó là ngành sản xuất giày dép với hơn 1 triệu người bị sa thải. Ngoài ra các ngành khác như thực phẩm, du lịch, thời trang, .v..v cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này xảy ra là do hiện nay, chính phủ Indonesia đang áp dụng chính sách giãn cách xã hội quy mô lớn để ngăn chặn chuỗi lây lan của virus SARS-CoV-2. Các doanh nghiệp bị suy giảm doanh thu hoặc thậm chí bị phá sản. Nền kinh tế Indonesia đứng trước nguy cơ chỉ tăng trưởng 2,1% so với mục tiêu 5% vào năm nay. Thậm chí, tăng trưởng có thể về mức âm. Theo ông Shinta Kamdani, số người thất nghiệp ở Indonesia sẽ tăng mạnh lên tới 10-15 triệu người nếu đại dịch Covid-19 không được xử lý nhanh chóng.
Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong 9 năm bị thổi bay
Với sự gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp, những người ở nhóm dễ bị tổn thương sẽ phải đối mặt với mối đe dọa tiếp theo, cụ thể là nghèo đói. Theo dữ liệu của Cơ quan thống kê Trung ương Indonesia, vào tháng 9 năm 2011, số người nghèo ở nước này là khoảng 30,02 triệu người, tương đương 12,49%. Trong khi đó, vào tháng 9/2019, tỉ lệ người nghèo ở Indonesia đã giảm chỉ còn 9,22 % dân số.
Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, trong năm 2020, tỷ lệ nghèo đói của Indonesia sẽ quay trở lại mốc của năm 2011, có nghĩa là khoảng 37 triệu người Indonesia có thể rơi vào cảnh nghèo đói do dịch Covid-19 và những thành tựu xóa đói giảm nghèo tại Indonesia trong vòng 9 năm vừa qua sẽ bị thổi bay". Đại dịch Covid-19 đã thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tại Indonesia. Khoảng 40-50% người có thu nhập thấp sẽ trở thành người nghèo và khoảng 30% người giàu sẽ trải qua sự suy giảm kinh tế đáng kể.
Chính phủ phân phối mạng lưới an sinh xã hội
Trước tình hình đó, chính phủ Indonesia đã phân phối mạng lưới an sinh xã hội trị giá 110.000 tỷ Rupiah trong tổng số 405.000 tỷ Rupiah trong ngân sách xử lý Covid-19. Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, bà Sri Mulyani, có 55% dân số Indonesia bị ảnh hưởng bởi đại dịch, được hưởng chính sách trợ giúp xã hội này. Theo đó, chính sách mạng lưới an sinh xã hội bao gồm các gói trợ cấp xã hội dưới hình thức chương trình Gia đình hy vọng, thẻ hỗ trợ thực phẩm cơ bản, hỗ trợ tiền mặt trực tiếp, chương trình giảm giá điện và chương trình Thẻ trước khi đi làm.
Trong giai đoạn 1, chính phủ Indonesia đã hoàn thành 100% việc phân phối trợ giúp xã hội cho cư dân ở khu vực Jakarta lên tới 1,3 triệu gia đình, dưới dạng các nhu yếu phẩm. Ở giai đoạn hai, sẽ bắt đầu vào tuần tới, chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục phân phát cho 9 triệu hộ gia đình trong diện nhận trợ cấp. Các hộ trong diện trợ cấp sẽ nhận được trợ cấp dưới dạng lương thực cơ bản hoặc tiền mặt trị giá 600.000 Rupiah mỗi tháng, trong vòng 3 tháng.
Chính phủ Indonesia cũng đã nâng ngân sách cho chương trình Thẻ trước khi đi làm cho những người thất nghiệp do Covid-19 từ 10.000 tỷ Rupiah lên thành 20.000 tỷ Rupiah. Mục tiêu của chương trình này là những người bị do dịch Covid-19. Theo đó, những người trong chương trình này sẽ nhận được trợ cấp 1 triệu Rupiah mỗi tháng trong vòng 4 tháng. Ngoài việc trợ cấp tiền mặt cho những người , chính phủ Indonesia cũng cung cấp chương trình đào tạo trực tuyến để bổ sung kỹ năng và tay nghề cho người lao động, phù hợp với chính sách giãn cách xã hội hiện nay./.