Dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh tại Đà Nẵng

Sở Y tế Đà Nẵng thông báo khẩn,, cho biết chỉ trong 10 ngày (1-11/9), bệnh viện Mắt Đà Nẵng đã phải tiếp nhận 1.335 trường hợp viêm kết giác mạc (bệnh đau mắt đỏ) đến khám và điều trị, trong đó có 767 trẻ em, chiếm tỷ lệ 57,5%.

Chiều 12/9, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã có công văn khẩn đề nghị các cấp ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Theo Sở Y tế Đà Nẵng, hiện nay, tình hình bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) đang có chiều hướng gia tang, chỉ tình riêng từ ngày 1/9 - 11/9, bệnh viện khám và điều trị 1.335 trường hợp đau mắt đỏ, trong đó có 767 trẻ em, chiếm tỷ lệ 57,5%; số lượng trẻ em khám ngoại trú tăng đột biến, trong đó trên 80% trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh đau mắt đỏ.

Theo Sở Y tế Đà Nẵng, chỉ tình riêng từ ngày 1/9 - 11/9, đã phát hiện khám và điều trị 1.335 trường hợp đau mắt đỏ, trong đó có 767 trẻ em, chiếm tỷ lệ 57,5%.

Theo Sở Y tế Đà Nẵng, chỉ tình riêng từ ngày 1/9 - 11/9, đã phát hiện khám và điều trị 1.335 trường hợp đau mắt đỏ, trong đó có 767 trẻ em, chiếm tỷ lệ 57,5%.

Đáng lo ngại, trước thông tin bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát và lan nhanh tại TP Đà Nẵng. Những ngày này, tại Đà Nẵng không ít phụ huynh có con em, học sinh đã lo ngại, có tâm lý hoang mang đổ xô đến các cơ sở, quầy thuốc tây để tìm mua, tích trữ nhiều loại thuốc chuyên về bệnh đau mắt đỏ khiến tình trạng “cháy hàng”, người bệnh khó khăn mua thuốc tại các hiệu thuốc.

Cụ thể, nhiều cửa hàng, đại lý thuốc tây trên đường Ông Ích Khiêm (đoạn đối diện chợ Cồn, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã thông báo đến khách hàng, các loại thuốc nhỏ mắt để chữa bệnh đau mắt như: Cravit 0,5%, tobradex, oflovid… hiện không còn một sản phẩm nào. Hàng loạt các quầy thuốc tại quận Sơn Trà cũng rơi vào tình trạng "khan hiếm" tạm thời thuốc điều trị đau mắt đỏ...

Xung quanh sự việc trên, BS Nguyễn Văn Khôi, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Mắt Đà Nẵng cho biết: Ghi nhận số ca đau mắt đỏ vào khám và điều trị tại bệnh viện tăng đột biến trong vòng một tuần qua, trong đó 90% là trẻ em. Nguyên nhân đau mắt đỏ hầu hết là do Entero virus.

Bệnh viện luôn có đầy đủ thuốc để điều trị và chữa bệnh cho bệnh nhân đau mắt đỏ khi đến khám. Người dân, các bậc phụ huynh phát hiện con em có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ thì phải đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn đúng liều lượng, không nên tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về chữa trị - BS Nguyễn Văn Khôi cho biết.

Nhiều phụ huynh đổ xô đến các cơ sở, quầy thuốc tây để tìm mua, tích trữ nhiều loại thuốc chuyên về bệnh đau mắt đỏ khiến tình trạng “cháy hàng”.

Nhiều phụ huynh đổ xô đến các cơ sở, quầy thuốc tây để tìm mua, tích trữ nhiều loại thuốc chuyên về bệnh đau mắt đỏ khiến tình trạng “cháy hàng”.

Để phòng, chống, thu dung điều trị bệnh đau mắt đỏ, Sở Y tế Đà Nẵng cũng vừa đề nghị Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong nhà trường và thông báo ngay cho các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế) khi phát hiện học sinh mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch sớm, triệt để. Các trường mầm non, mẫu giáo cần đảm bảo vệ sinh trường học tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ.

Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố hướng dẫn về mặt chuyên môn trong công tác giám sát, điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch đau mắt đỏ, tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn. Đồng thời ban hành hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng.

Hoài Thu

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/y-te/dich-dau-mat-do-bung-phat-manh-tai-da-nang--i706839/