Điểm báo in Bắc Kạn ngày 07/4/2025

Trên số báo in ra ngày 07/4/2025 có một số thông tin như sau:
>> 125 năm- Hành trình lịch sử và triển vọng tương lai (Xem trang 2)
Trong chặng đường 125 năm qua, Bắc Kạn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từ những ngày đầu gian khó cho đến sự phát triển vượt bậc của hôm nay. Kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, không chỉ là dịp để nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, mà còn là cơ hội để chúng ta suy ngẫm về những giá trị bền vững đã làm nên bản sắc riêng của quê hương.
>> Truyền thống 125 năm - Động lực to lớn để Bắc Kạn phát triển (Xem trang 3)
Nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Bắc Kạn, phóng viên Báo Bắc Kạn phỏng vấn đồng chí Hoàng Duy Chinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh về những giá trị truyền thống đáng tự hào của tỉnh và định hướng phát triển trong giai đoạn tới.

Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy (người thứ 3, từ trái qua phải) thị sát tiến độ xây dựng Nhà máy sản xuất, gia công giày, dép, đế giày xuất khẩu Bắc Kạn tại CNN Huyền Tụng (TP. Bắc Kạn). (Ảnh tư liệu)
Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy: Trước xu thế phát triển và hội nhập, Bắc Kạn không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng mà còn hướng tới một nền kinh tế bền vững, dựa trên phát triển xanh, du lịch sinh thái, nông nghiệp hữu cơ và kinh tế rừng. Tỉnh cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao đời sống người dân gắn với các chính sách an sinh xã hội bền vững.
>> Những “địa chỉ đỏ” trên quê hương Bắc Kạn (Xem trang 4)
Tọa lạc tại vùng Đông Bắc của Tổ quốc, tỉnh Bắc Kạn không chỉ nổi bật bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Với vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng - an ninh, Bắc Kạn từng là trung tâm của căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây hiện đang lưu giữ nhiều “địa chỉ đỏ” có giá trị lịch sử sâu sắc, là nguồn tư liệu sống động để giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bắc Kạn.
>> Tự hào người Bắc Kạn (Xem trang 5)
Nằm ở vùng Việt Bắc, Bắc Kạn không chỉ là vùng đất núi non hùng vĩ, sông suối uốn lượn mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc và con người với tính cách kiên cường, cần cù, giàu nghĩa tình. Trong chặng đường 125 năm hình thành và phát triển, văn hóa chính là điểm tựa, động lực để mỗi người dân Bắc Kạn tự tin, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.

Múa bát - điệu múa cổ của người Tày Bắc Kạn.
>> Hồ Ba Bể - Viên ngọc xanh giữa đại ngàn Việt Bắc (Xem trang 6)
Ẩn mình giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ và khu rừng nguyên sinh bao la, hồ Ba Bể từ lâu được ví như “viên ngọc xanh” giữa lòng núi rừng Bắc Kạn. Du ngoạn nơi đây là hành trình đưa tâm hồn trở về với sự tĩnh tại của thiên nhiên, nơi cảnh sắc mơ màng như thực, như mộng. Và viên ngọc ấy, qua thời gian, cần được gìn giữ và phát huy để trở thành điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch của địa phương.

Đua thuyền kayak trong sự kiện “Sắc thu hồ Ba Bể”.
>> Thành phố Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế dịch vụ (Xem trang 7)
Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, thành phố Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và kinh tế dịch vụ. Những dự án quan trọng về giao thông, chỉnh trang đô thị cùng chính sách thu hút đầu tư đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm phát triển bền vững của tỉnh.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Bắc Kạn đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng.
>> Chợ Mới khẳng định vị thế cửa ngõ (Xem trang 8)
Là địa phương giữ vai trò cửa ngõ của tỉnh, huyện Chợ Mới những năm qua đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, từ phát triển công nghiệp, nông nghiệp đến đầu tư cơ sở hạ tầng. Những bước tiến này không chỉ nâng cao đời sống người dân mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững.

Các tuyến đường mới được đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội huyện Chợ Mới phát triển.
>> Bạch Thông khai thác tiềm năng,tạo đột phá (Xem trang 9)
Những năm qua, huyện Bạch Thông đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có để vươn lên mạnh mẽ. Những thành quả đạt được không chỉ nâng cao đời sống Nhân dân mà còn góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển bền vững.

Lĩnh vực y tế được huyện quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
>> Pác Nặm vững bước trên hành trình phát triển (Xem trang 10)
Những năm gần đây, huyện Pác Nặm đã không ngừng nỗ lực, từng bước khẳng định vị thế là một địa phương miền núi đang chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững. Từ vùng đất còn nhiều khó khăn, Pác Nặm hôm nay đang vươn mình trở thành điểm sáng với nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh.

>> Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Ba Bể xanh (Xem trang 11)
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể luôn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng đổi mới và phát triển. Những thành quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị đã minh chứng rõ nét cho bước tiến vững chắc của Ba Bể trên hành trình phát triển.

Cảnh đẹp hồ Ba Bể
>> Ngân Sơn sáng truyền thống quê hương cách mạng (Xem trang 12)
Huyện Ngân Sơn, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đang quyết tâm phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có để thoát khỏi tình trạng khó khăn, hướng đến phát triển bền vững.

Thị trấn Vân Tùng (Ngân Sơn) trên đà phát triển.
>> Na Rì đổi thay và phát triển cùng đất nước (Xem trang 13)
Với truyền thống anh hùng trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, đồng bào các dân tộc huyện Na Rì dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương đã không ngừng đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương. Qua từng năm, Na Rì đang từng bước đổi thay mạnh mẽ, khởi sắc toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Làng nghề miến dong Côn Minh” là làng nghề đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn.
Giai đoạn 2021–2024, huyện Na Rì ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3,51%/năm; đàn đại gia súc bình quân đạt hơn 12.000 con/năm, vượt kế hoạch; tổng diện tích trồng rừng đạt trên 3.425ha, tỷ lệ che phủ rừng gần 80%; thu ngân sách năm 2024 đạt 35 tỷ đồng, vượt 24,78% kế hoạch.
>> Chợ Đồn: Bứt phá từ OCOP và phát triển du lịch (Xem trang 14)
Huyện Chợ Đồn – vùng đất giàu truyền thống cách mạng và mang đậm bản sắc văn hóa – đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển mạnh mẽ của tỉnh Bắc Kạn. Những năm gần đây, huyện tập trung khai thác hiệu quả thế mạnh về nông nghiệp và du lịch, qua đó tạo sinh kế ổn định, bền vững cho người dân.

Hát then, đàn tính phục vụ du khách trải nghiệm các không gian văn hóa tại Hội xuân ATK Chợ Đồn.
Để phát triển bền vững OCOP gắn với du lịch, huyện Chợ Đồn đề ra nhiều giải pháp trọng tâm như: Chuyển từ tư duy sản lượng sang chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng các tour du lịch nông thôn kết hợp trải nghiệm nông sản. Đồng thời, huyện tăng cường truyền thông, tổ chức hội chợ, lễ hội ẩm thực, kết nối sản phẩm với du lịch. Tiêu biểu là mô hình Chợ đêm ATK, Chợ đêm Cốc Lùng, Nam Cường và Hội xuân ATK Chợ Đồn – nơi giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản và ẩm thực truyền thống. Những không gian này không chỉ là điểm mua sắm mà còn là nơi trải nghiệm văn hóa, giúp du khách hiểu sâu hơn về đời sống, phong tục của người dân địa phương.
>> Đánh thức tiềm năng “kho báu xanh” (Xem trang 15)
Nằm giữa vùng đại ngàn Đông Bắc, Bắc Kạn từ lâu đã được biết đến là một trong những địa phương có trữ lượng tài nguyên rừng lớn nhất cả nước. Với cảnh quan hùng vĩ, khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái rừng phong phú và độ nguyên sơ hiếm có, rừng Bắc Kạn được ví như một “kho báu xanh”, nguồn lực kinh tế quan trọng của tỉnh. Những năm gần đây, Bắc Kạn đang từng bước đánh thức tiềm năng này theo định hướng phát triển bền vững, gắn khai thác kinh tế với bảo vệ môi trường.

Gỗ rừng trồng của Bắc Kạn đã được nâng cao giá trị nhờ chế biến xuất khẩu.
“Kinh tế lâm nghiệp là ngành mũi nhọn của tỉnh, mỗi năm khai thác khoảng 350.000m³ gỗ nguyên liệu. Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường như châu Âu, Mỹ, việc cấp chứng chỉ FSC là điều kiện cần thiết. Dự kiến đến cuối năm 2025, toàn tỉnh sẽ có khoảng 20.000ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC”- ông Triệu Đức Văn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh chia sẻ.
... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo ngày 07/4/2025 tại đây./.
Nguồn Bắc Kạn: https://baobackan.vn/diem-bao-in-bac-kan-ngay-0742025-post70057.html