Điểm báo: Mức lương cơ sở tăng cao nhất trong lịch sử - tăng lương phải 'đính kèm' kìm giá cả

Mức lương cơ sở tăng cao nhất trong lịch sử - tăng lương phải 'đính kèm' kìm giá cả; Gỡ khó cho doanh nghiệp dưới góc nhìn từ thực tế cơ sở; 98 doanh nghiệp đang chậm trả 128.000 tỉ đồng trái phiếu; Đại học công lập tự chủ và chưa tự chủ đều đồng loạt tăng học phí; Tình trạng bạo lực học đường tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2023... là những tin tức đáng chú ý trên các mặt báo sáng 19/5.

MỨC LƯƠNG CƠ SỞ TĂNG CAO NHẤT TRONG LỊCH SỬ: TĂNG LƯƠNG PHẢI “ĐÍNH KÈM” KÌM GIÁ CẢ

Lần đầu tiên, mức lương cơ sở được tăng cao nhất sau 12 lần điều chỉnh, mức tăng hơn 20%. Tuy vậy mức tăng này vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của cán bộ công chức, nhất là khi giá cả tăng liên tục.

Theo bài viết trên báo Nông thôn ngày nay, Câu chuyện tăng lương, tăng giá là câu chuyện không mới. Dù phải còn gần 2 tháng nữa mới chính thức tăng lương cơ sở nhưng ngay từ bây giờ giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu đã gia tăng. Điển hình và phải kể tới đầu tiên là giá điện. Tiếp đến, giá nước cũng có xu hướng tăng. Theo chia sẻ của một số người dân, sợ nhất là lương tăng 1 giá cả tăng 10. Lần này lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng, tuy nhiên, mức này không thấm vào đâu so với tiền sinh hoạt phí và giá cả đang leo thang.

GỠ KHÓ CHO DOANH NGHIỆP DƯỚI GÓC NHÌN TỪ THỰC TẾ CƠ SỞ

Chuyển đổi cơ cấu lao động, tận dụng sản phẩm đầu ra, quản lý nguồn vốn, tiệm cận tài chính… là những khó khăn doanh nghiệp đang phải đối mặt. Trên báo Kinh tế và đô thị có bài viết: Gỡ khó cho doanh nghiệp dưới góc nhìn từ thực tế cơ sở.

Theo một số chuyên gia, Các doanh nghiệp cần tự cứu mình bằng cách nâng cao khả năng quản trị dòng tiền, đẩy nhanh vòng quay vốn và giảm hàng tồn kho. Đồng thời, cũng cần rút ngắn thời gian cho phép đối tác trả chậm và tìm kiếm các phương thức thanh toán nhanh chóng, giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cần tập trung vào việc tăng cường quản trị và hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến vốn, thể hiện năng lực, uy tín mới có thể tiệm cận nguồn tài chính khi cần mở rộng đầu tư.

98 DOANH NGHIỆP ĐANG CHẬM TRẢ 128.000 TỈ ĐỒNG TRÁI PHIẾU

8 doanh nghiệp đang chậm trả 128.000 tỉ đồng trái phiếu. Thông tin đáng chú ý trên báo Lao động.

Số liệu thị trường trái phiếu vừa được Công ty Chứng khoán ngân hàng Vietcombank công bố cho thấy có tổng cộng 128.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đang bị chậm trả. Theo đó, Dữ liệu tính đến ngày 4.5 ghi nhận 98 tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ nợ trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị là 128.500 tỉ đồng, tăng 13,6% so với lần cập nhật gần nhất. Sau tháng 3.2023 sôi động, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 4 chỉ ghi nhận duy nhất 1 lô trái phiếu riêng lẻ trị giá 671 tỉ đồng. Qua đó quy mô phát hành của tháng chỉ tương đương 2,5% so với tháng trước và 2,25% so với cùng kì năm trước.

ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ VÀ CHƯA TỰ CHỦ ĐỀU ĐỒNG LOẠT TĂNG HỌC PHÍ

Sau hai năm thực hiện chủ trương không tăng học phí của Chính phủ, nhiều trường đại học công lập dự kiến tăng 10-20% học phí trong năm học tới (2023-2024).

Theo bài viết trên báo Thanh niên, Trước thềm năm học mới 2023-2024, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí mới theo Nghị định 81. Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ từ 1,3 - 2,3 triệu đồng/tháng, có mức học phí trần tăng dao động từ 32-64%/tháng so với năm 2021-2022 chỉ ở mức từ 980.000 đồng - 1,4 triệu đồng/tháng. Không riêng các trường đại học tự chủ, các cơ sở đào tạo chưa tự đảm bảo chi thường xuyên cũng dự kiến tăng học phí trong năm học mới, mức học phí này có tỷ lệ tăng từ 5%-40%.

TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TĂNG MẠNH TRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Trong 4 tháng đầu năm 2023, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 liên quan đến bạo lực học đường đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin đáng chú ý này được đăng tải trên báo điện tử VOV.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Tỷ lệ trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Việt Nam sử dụng internet là rất cao. Con số này lên đến 93% ở thành thị và 88% ở nông thôn. Trẻ em cần một công cụ mạnh mẽ, hiệu quả chặn lọc nội dung. Các công cụ hiện tại chỉ giới hạn trong xử lý hình ảnh và văn bản, còn việc xử lý video đòi hỏi công nghệ phức tạp, hầu như không có công cụ chặn lọc video. Cũng theo bài viết, các hành vi vi phạm quyền trẻ em nói chung, xâm hại trẻ em nói riêng trên môi trường mạng đã và đang tác động đến trẻ em trước mắt và lâu dài. Để bảo vệ trẻ em, cần nhận thức rõ trách nhiệm của gia đình, cha mẹ đối với các hành vi này.

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/diem-bao-muc-luong-co-so-tang-cao-nhat-trong-lich-su-tang-luong-phai-dinh-kem-kim-gia-ca