Điểm danh 15 ngân hàng được đánh giá vững mạnh hàng đầu Việt Nam
Bảng xếp hạng Top 500 Ngân hàng vững mạnh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương của The Asian Banker năm nay gọi tên 15 ngân hàng tại Việt Nam, trong đó TPBank đứng vị trí đầu tiên năm thứ hai liên tiếp.
The Asia Banker công bố Bảng xếp hạng Top 500 Ngân hàng vững mạnh nhất năm 2023 được xét duyệt tại nhiều quốc gia, khu vực với điểm số chi tiết và minh bạch.
Các ngân hàng và công ty tài chính được đánh giá dựa trên sáu tiêu chí gồm kết quả hoạt động của bảng cân đối kế toán; cụ thể là quy mô, tăng trưởng bảng cân đối kế toán, hồ sơ rủi ro, lợi nhuận, chất lượng tài sản và tính thanh khoản, được chia ra thành 14 yếu tố cụ thể.
Việc đánh giá được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm khi có kết quả tài chính hàng năm của ngân hàng. Bảng xếp hạng được nhiều nhà đầu tư theo dõi, các nhà phân tích và giới truyền thông là nguồn thông tin hàng đầu để đánh giá sức mạnh tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính công ty mẹ.
Trên bảng điểm được ghi nhận, các điểm thành phần về cơ cấu nợ, cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi, hệ số CAR… của TPBank được chấm điểm cao vượt trội so với các ngân hàng khác. Kết quả, TPBank đạt 6,05 điểm, xếp vị trí đầu tiên. Vị trí thứ hai thuộc về Vietcombank với số điểm đánh giá tổng thể là 5,9, với một số chỉ tiêu được đánh giá cao như ROA, cơ cấu chi phí, tiền gửi… Vị trí thứ ba thuộc về MB với 5,68 điểm, theo sau là Techcombank với 5,65 điểm và ACB với 5,6 điểm.
Các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng lần lượt là: VietinBank, BIDV, LPBank, Agribank, Sacombank, SeABank, HDBank, VIB, MSB, SHB, VPBank, Eximbank, OCB, Nam A Bank.
Đại diện The Asian Banker đánh giá cao những nỗ lực của TPBank trong sự chủ động thực hiện các quy định Basel III. Vào năm 2022, dù đã đạt chuẩn Basel III trước đó, TPBank vẫn tiếp tục gia tăng năng lực quản trị rủi ro với phương pháp nâng cao theo Basel III.
“Năm 2022, TPBank duy trì vị thế thanh khoản mạnh mẽ, với tài sản lưu động chiếm 49% tổng tiền gửi và vay, vượt mức trung bình 27,8% của tất cả các ngân hàng Việt Nam trong bảng xếp hạng. Ngân hàng đã đạt được mức lợi nhuận cao , với lợi nhuận ròng tăng 30%. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt 2%, trong khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 22%. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,8% vào năm 2022, vượt xa mức trung bình toàn ngành là 1,5%.”, đại diện The Asian Banker chia sẻ thêm.
Trong 9 tháng đầu năm, mặc dù ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế khó khăn, ngân hàng vẫn đảm bảo các chỉ số trong giới hạn Ngân hàng Nhà nước cho phép, dù bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của phân khúc tài chính tiêu dùng.
Với những chính sách thiết thực cho thị trường và xã hội, khách hàng luôn dành sự tin tưởng và ủng hộ với TPBank, điều này thể hiện qua số liệu tăng trưởng tiền gửi, cùng với tỷ lệ CASA cải thiện đáng kể. Trong khi đó, tăng trưởng cho vay khách hàng gần 12%
TPBank cũng tập trung tăng trưởng thu nhập dịch vụ 15% so với cùng kỳ và thu nhập ngoại hối tăng 32%, thay thế cho sự chững lại của thu nhập lãi thuần. Ngân hàng đạt lợi nhuận gần 5.000 tỷ đồng trong 9 tháng 2023.
Luôn đồng hành cùng khách hàng, thời gian qua, TPBank liên tục cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngân hàng cam kết giảm lãi vay ước tính gần 1.400 tỷ đồng, cùng 76 tỷ đồng các loại phí cho khách hàng trong năm nay. Điều này tác động đến lợi nhuận của TPBank, ghi nhận ở mức gần 5.000 tỷ đồng sau 9 tháng.
Kết thúc 9 tháng, tổng tài sản của TPBank tăng 5% so với cuối năm trước, đạt trên 344.400 tỷ đồng. Đầu năm 2023, TPBank cũng đã tăng vốn điều lệ lên hơn 22.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 39,19%.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, TPBank dẫn đầu nhóm ngân hàng vững mạnh Việt Nam cho thấy nền tảng tài chính và hoạt động kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Ngân hàng cho biết luôn đi đầu trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới về an toàn vốn, nền tảng bảo mật và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả bền vững. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng hàng đầu thế giới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.