Điểm danh các cổ phiếu bị cá nhân trong nước xả nhiều nhất phiên đầu tháng 7

Nhà đầu tư Cá nhân bán ròng 55,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 39,8 tỷ đồng. Top bán ròng có: HPG, SSI, VHC, VHM, STB, FPT, HDG, MSN, VCG.

VN-Index mở phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7 với điểm số khá tích cực khi những thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh quý 2 đã bắt đầu lộ diện. Dù hôm nay một lượng hàng lớn đổ về nhưng cầu khá lớn, chỉ số kết phiên tăng hơn 5 điểm về vùng giá 1.125 điểm. Thanh khoản ba sàn khớp lệnh 12.700 tỷ đồng giảm nhẹ so với phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 127,7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 130,2 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, SSI, VHC, VHM, SHB, KSB, HDG, GEX, HHV, PVD.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: PNJ, KBC, POW, DGC, HDB, NLG, HCM, VNM, VPB.

Nhà đầu tư Cá nhân bán ròng 55,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 39,8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Hàng cá nhân & Gia dụng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VNM, PNJ, NVL, POW, KBC, DGC, VRE, HDB, MSB, NLG.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 8/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Tài nguyên Cơ bản, Dịch vụ tài chính. Top bán ròng có: HPG, SSI, VHC, VHM, STB, FPT, HDG, MSN, VCG.

Tự doanh mua ròng 92,4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 29,2 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 7/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Công nghệ Thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FPT, E1VFVN30, VRE, CTG, VIB, FUEVFVND, VNM, TCB, MWG, VHC. Top bán ròng là nhóm Bất động sản. Top cổ phiếu được bán ròng gồm HPG, BCM, VIC, GMD, VCB, MSB, HDB, TPB, SSI, DGC.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 170,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 199,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 12/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Thực phẩm và đồ uống Top bán ròng có VNM, NVL, VRE, HPG, PNJ, POW, SHB, MWG, NKG, BVH. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng có STB, BCM, VGC, BID, VCG, GVR, VPB, DXS, CII, ASM.

Giao dịch thỏa thuận chậm lại, Top giao dịch thỏa thuận trong phiên là EIB, STB, VPB, OCB, CTG trong đó nhà đầu tư Tổ chức trong nước giao dịch liên quan đến EIB, STB, VPB, nước ngoài tham gia giao dịch VPB, CTG, nhà đầu tư cá nhân tham gia 4 mã đầu. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch thỏa thuận các mã MWG, FPT, VHM.

Nhóm cổ phiếu ngành Thực phẩm và đồ uống ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 10,65% tăng từ mức 8,38% phiên trước, lên mức cao nhất trong 10 phiên liên tiếp, chỉ số ngành giảm 0,06% dưới tác động của các mã vốn hóa lớn (VNM, MCH, IDP) trong khi một số mã khác tăng mạnh.

Top cổ phiếu giao dịch mạnh nhất hôm nay gồm VNM, VHC, ANV, HAG, DBC, QNS, KDC, MSN, IDI, ASM trong đó 8/10 mã tăng điểm gồm VHC tăng trần, duy nhất VNM giảm điểm.

Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Thực phẩm và đồ uống giảm mạnh trong ngày hôm nay, cho thấy lực bán ở nhóm này giảm mạnh. Chỉ số FMI-Rel của nhóm Thực phẩm và đồ uống tăng trong ngày hôm nay và đang ở vùng thấp của năm cho thấy nhóm này còn room để thu hút thêm dòng tiền.

Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành tăng lên 17,58%, cao thứ 2 trong 10 phiên liên tiếp, chỉ số ngành tăng 0,26% cho thấy cầu chủ động vào nhóm này tăng.

Các cổ phiếu có giao dịch sôi động nhất gồm SHB, STB, MBB, VPB, EIB, TCB, LPB, CTG, ACB, VIB, có 4 mã giảm, 4 mã đứng im và 2 mã tăng điểm. Điều này cho thấy nhóm Ngân hàng vẫn có sự phân hóa và dòng tiền không đẩy giá tăng mạnh.

Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Ngân hàng giảm trong ngày hôm nay và mang giá trị dương trong vòng 1 năm cho thấy dòng tiền vào nhóm này giảm trong ngày nhưng vào ròng trong vòng 1 năm.

Chỉ số FMI-Rel của nhóm Ngân hàng tăng nhưng vẫn mang giá trị âm và ở vùng thấp cho thấy nhóm này giao dịch trầm lắng hơn thị trường chung trong vòng 1 năm, và còn room để thu hút dòng tiền.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 giảm xuống 37,11% trên HOSE. Chỉ số VN30 tăng 0,02%. Dòng tiền tập trung vào HPG, NVL, SSI, VNM, STB, MBB, VPB, TCB, GVR, VJC trong đó 3 mã tăng, 2 mã đứng im, 5 mã giảm cho thấy có sự phân hóa mạnh trong nhóm này

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID tăng lên 47,14% chỉ số VNMID tăng 0,39%. Giao dịch tập trung vào SHB, DIG, VHC, VND, KBC, DCM, EIB, CII, DGC, VCG trong đó 6/10 mã tăng điểm, 3 mã giảm điểm cho thấy có sự phân hóa.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa nhỏ VNSML tăng nhẹ lên 12,03% Chỉ số VNSML tăng 0,43%. Giao dịch tập trung vào KSB, LCG, IDI, HAH, BAF, VPG, FCN, HQC, TCM, BSI trong đó 7/10 mã TĂNG điểm 2 mã giảm cho thấy dòng tiền quay lại nhóm này.

Thu Minh

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/diem-danh-cac-co-phieu-bi-ca-nhan-trong-nuoc-xa-nhieu-nhat-phien-dau-thang-7.htm