Điểm danh dàn tàu sân bay đang hoạt động ở châu Á: Đông đến kinh ngạc!

Các tàu sân bay và tàu sân bay trực thăng ở khu vực Châu Á có quân số tổng cộng tới 9 chiếc, trong đó Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chiếm tới 4 suất.

Đầu tiên phải nhắc tới tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - tàu sân bay được cho là nổi tiếng nhất ở khu vực châu Á và cũng là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khởi đầu, đây là tàu sân bay được Liên Xô đóng mới sau đó bị bỏ dở do Liên Xô tan rã. Tới năm 1998, Trung Quốc mua và kéo tàu sân bay này về nước, tới năm 2012 hoàn thiện xong và cho nhập biên. Nguồn ảnh: Pinterest.

Dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đã cải biến một vài chi tiết, đặc điểm để cho ra đời tàu sân bay Sơn Đông - tàu sân bay duy nhất của nước này hiện đang được trực chiến sau khi chiếc Liêu Ninh đã sớm trở thành tàu sân bay huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tàu sân bay Sơn Đông mới chỉ được đánh số đặt tên hồi trung tuần tháng 12 vừa rồi. Sau đó ít ngày, tàu mới được gia nhập Hải quân Trung Quốc dù đã được hạ thủy từ năm 2017. Nguồn ảnh: Pinterest.

Không thể không nhắc tới tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. Đây là tàu sân bay được Ấn Độ cải biên lại từ lớp tàu sân bay Kiev của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ban đầu, tàu sân bay INS Vikramaditya được đóng dưới cái tên Baku cho Hải quân Liên Xô. Tuy nhiên sau đó đã bị loại biên năm 1996. Tới năm 2004, Ấn Độ chi tới 2,4 tỷ USD để mua lại tàu sân bay này từ Nga để sửa chữa và nâng cấp lại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản góp mặt với bốn tàu sân bay trực thăng bao gồm hai lớp. Đầu tiên là lớp Izumo với các tàu sân bay Izumo và Kaga với độ giãn nước 27.000 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cả hai tàu này đều có khả năng triển khai máy bay hạ cánh thẳng đứng - cất cánh đường băng ngắn và là hai tàu sân bay mới nhất của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, trong biên chế của Nhật Bản còn có hai tàu sân bay trực thăng khác cũng có tính năng triển khai máy bay tương tự như các tàu lớp Izumo nhưng kích thước nhỏ hơn đó là các tàu Hyuga và Ise. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cả hai tàu này cũng mới chỉ nhập biên được khoảng 10 năm nay, có độ giãn nước 19.000 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hải quân Hàn Quốc cũng góp mặt trong bảng xếp hạng với tàu sân bay Dokdo. Đây là tàu sân bay duy nhất trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc, được hạ thủy từ năm 2007. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tàu sân bay Dokdo có độ giãn nước 18.800 tấn, dài 199 mét và đặc biệt cũng có khả năng triển khai máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn - hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cuối cùng là tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Đây hiện cũng là tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.

HTMS Chakri Naruebet được Thái Lan đặt mua của Tây Ban Nha với giá 336 triệu USD hồi năm 1997. Tuy nhiên tới nay HTMS Chakri Naruebet dường như không còn hoạt động, đang neo đậu tại cảng Sattahip để người dân tham quan miễn phí. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh tàu sân bay "trá hình" của Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/diem-danh-dan-tau-san-bay-dang-hoat-dong-o-chau-a-dong-den-kinh-ngac-1330578.html