Điểm danh loạt vũ khí thiết kế dị biệt, siêu 'khó đỡ' của Liên Xô

Trong suốt lịch sử, bên cạnh những vũ khí nổi tiếng, vang danh và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, cường quốc Liên Xô một thời cũng từng cho ra đời những vũ khí quái dị, thiết kế dị biệt chẳng giống ai.

Tờ Sina của Trung Quốc từng viết, các thiết kế sư vũ khí Liên Xô và sau này là Nga luôn có những ý tưởng thiết kế vũ khí độc đáo của riêng mình nhưng không phải lúc nào các ý tưởng này cũng có thể áp dụng vào trong thực tế. Trong ảnh là phương tiện di chuyển lưỡng cư ZiL-49065 "Bluebird" được thiết kế để hổ trợ phi hành đoàn tàu vũ trụ Soyuz TMA-2 sau khi đáp xuống Trái Đất bằng.

Tờ Sina của Trung Quốc từng viết, các thiết kế sư vũ khí Liên Xô và sau này là Nga luôn có những ý tưởng thiết kế vũ khí độc đáo của riêng mình nhưng không phải lúc nào các ý tưởng này cũng có thể áp dụng vào trong thực tế. Trong ảnh là phương tiện di chuyển lưỡng cư ZiL-49065 "Bluebird" được thiết kế để hổ trợ phi hành đoàn tàu vũ trụ Soyuz TMA-2 sau khi đáp xuống Trái Đất bằng.

Thậm chí một số ý tưởng còn đi trước cả thời đại tuy nhiên với công nghệ của Liên Xô lúc đó vẫn chưa cho phép thực hiện những dự án vũ khí như vậy và nếu có đi nữa thì giá thành của chúng cũng cực kỳ đắt đỏ. Và điển hình trong số đó là mẫu chiến đấu cơ cánh ngược Su-47 Berkut.

Thậm chí một số ý tưởng còn đi trước cả thời đại tuy nhiên với công nghệ của Liên Xô lúc đó vẫn chưa cho phép thực hiện những dự án vũ khí như vậy và nếu có đi nữa thì giá thành của chúng cũng cực kỳ đắt đỏ. Và điển hình trong số đó là mẫu chiến đấu cơ cánh ngược Su-47 Berkut.

Hay xa hơn là tổ hợp pháo laser tự hành 1k17 Szhatie đầy tham vọng của Liên Xô, được kỳ vọng sẽ vô hiệu hóa mọi thiết bị điện tử của đối phương chỉ trong một lần bắn duy nhất. Tuy nhiên dù đi trước nhưng người Nga lại về sau Mỹ trong cuộc đua vũ khí laser.

Hay xa hơn là tổ hợp pháo laser tự hành 1k17 Szhatie đầy tham vọng của Liên Xô, được kỳ vọng sẽ vô hiệu hóa mọi thiết bị điện tử của đối phương chỉ trong một lần bắn duy nhất. Tuy nhiên dù đi trước nhưng người Nga lại về sau Mỹ trong cuộc đua vũ khí laser.

Và tất nhiên trong số vũ khí trên không thể không kể tới các mẫu pháo vô tiền khoáng hậu được Liên Xô phát triển trong suốt Chiến tranh Lạnh. Trong ảnh là mẫu pháo cối tự hành hạng nặng 2S4 240mm của Liên Xô có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Và tất nhiên trong số vũ khí trên không thể không kể tới các mẫu pháo vô tiền khoáng hậu được Liên Xô phát triển trong suốt Chiến tranh Lạnh. Trong ảnh là mẫu pháo cối tự hành hạng nặng 2S4 240mm của Liên Xô có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Mẫu trực thăng vận tải lớn nhất từng được con người chế tạo cũng nằm ở Liên Xô với mẫu trực thăng Mil V-12, nó được trang bị tới động cơ tuabin Soloviev D-25VF với hai cánh quạt.

Mẫu trực thăng vận tải lớn nhất từng được con người chế tạo cũng nằm ở Liên Xô với mẫu trực thăng Mil V-12, nó được trang bị tới động cơ tuabin Soloviev D-25VF với hai cánh quạt.

Trong ảnh là nguyên mẫu xe tăng hạng nặng duy nhất thuộc Object 279 của Liên Xô với thiết kế độc nhất vô nhị.

Trong ảnh là nguyên mẫu xe tăng hạng nặng duy nhất thuộc Object 279 của Liên Xô với thiết kế độc nhất vô nhị.

Một mẫu pháo tự hành khác của Liên Xô nằm trong danh sách này là 2S7 Pion 203mm tất nhiên nó cũng có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Một mẫu pháo tự hành khác của Liên Xô nằm trong danh sách này là 2S7 Pion 203mm tất nhiên nó cũng có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Một thiết kế phương tiện lưỡng cư khác do ZiL phát triển là ZiL-29061 điểm đặc biệt của nó là không sử dụng bánh lốp hay khung gầm bánh xích để di chuyển mà sử dụng hai trục xoay như hai mũi khoan để di chuyển trên cạn lẫn trên mặt nước.

Một thiết kế phương tiện lưỡng cư khác do ZiL phát triển là ZiL-29061 điểm đặc biệt của nó là không sử dụng bánh lốp hay khung gầm bánh xích để di chuyển mà sử dụng hai trục xoay như hai mũi khoan để di chuyển trên cạn lẫn trên mặt nước.

Chưa dừng ở lại đó các thiết kế sư Liên Xô còn nảy ra ý tương lai ghép tàu đổ bộ khí đệm với thủy phi cơ cho ra đời mẫu phương tiện Ekranoplan sử dụng hiệu ứng mặt đất để di chuyển trên mặt nước. Cùng với đó là sự ra đời của “Quái vật biển Caspian” Ekranoplan vũ trang lớp Lun.

Chưa dừng ở lại đó các thiết kế sư Liên Xô còn nảy ra ý tương lai ghép tàu đổ bộ khí đệm với thủy phi cơ cho ra đời mẫu phương tiện Ekranoplan sử dụng hiệu ứng mặt đất để di chuyển trên mặt nước. Cùng với đó là sự ra đời của “Quái vật biển Caspian” Ekranoplan vũ trang lớp Lun.

Và vẫn còn hàng trăm ý tưởng chế tạo vũ khí không tưởng khác được Liên Xô thực hiện trong suốt Chiến tranh Lạnh và nhiều ý tưởng trong số đó đã tạo tiền đề cho các mẫu vũ khí hiện đại của Nga say này. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nặng IS-7 của Liên Xô trang bị đại bác 130mm với hệ thống nạp đạn tự động.

Và vẫn còn hàng trăm ý tưởng chế tạo vũ khí không tưởng khác được Liên Xô thực hiện trong suốt Chiến tranh Lạnh và nhiều ý tưởng trong số đó đã tạo tiền đề cho các mẫu vũ khí hiện đại của Nga say này. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nặng IS-7 của Liên Xô trang bị đại bác 130mm với hệ thống nạp đạn tự động.

Trong ảnh là mẫu máy bay trinh sát tầng cao M-55 một trong số ít phương tiện trinh sát không gian được Liên Xô hiện thực hóa trong Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên ngày nay nó chỉ hoạt động cho mục đích dân sự và nghiên cứu khoa học.

Trong ảnh là mẫu máy bay trinh sát tầng cao M-55 một trong số ít phương tiện trinh sát không gian được Liên Xô hiện thực hóa trong Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên ngày nay nó chỉ hoạt động cho mục đích dân sự và nghiên cứu khoa học.

Những gì còn sót lại của mẫu máy bay Bartini Beriev VVA-14 được thiết kế cho mục đích đổ bộ đường biển do Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Nhìn nó không khác gì tàu du hành không gian trong các bộ phim viễn tưởng.

Những gì còn sót lại của mẫu máy bay Bartini Beriev VVA-14 được thiết kế cho mục đích đổ bộ đường biển do Liên Xô phát triển từ những năm 1970. Nhìn nó không khác gì tàu du hành không gian trong các bộ phim viễn tưởng.

Video Súng trường Degtyarov - Mũi giáo giúp Liên Xô đương đầu với biển xe tăng Đức - Nguồn: QPVN

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/diem-danh-loat-vu-khi-thiet-ke-di-biet-sieu-kho-do-cua-lien-xo-1416815.html