Đầu tiên là lực lượng không quân Algeria, một trong những quốc gia sở hữu phi đội lớn nhất ở châu Phi. Không quân Algeria kết hợp số lượng vũ khí trang bị hiện đại và trình độ đào tạo nhân viên cao, theo cách mà không quân nào trên lục địa này làm được.
Xương sống của phi đội bao gồm khoảng 45 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKA, một phiên bản thế hệ 4+ tiên tiến của thiết kế Su-30, với các cảm biến mạnh mẽ, hiệu suất bay ấn tượng và khả năng tấn công mọi mục tiêu với một kho vũ khí đa dạng.
Tiêm kích Su-30 được hỗ trợ bởi bốn phi đội chiến thuật nhỏ, gồm máy bay chiến đấu MiG-29S hạng trung. Các máy bay đều được trang bị vũ khí tối tân bao gồm tên lửa không đối không tầm xa R-27ER và R-77, trong đó Su-30 có thể triển khai tên lửa hành trình Kh-31 Mach 3.
Algeria cũng triển khai phi đội máy bay chiến đấu tấn công chuyên dụng, lớn nhất châu Phi với 36 chiếc Su-24M đang hoạt động. Với vai trò chiếm ưu thế trên không, Algeria cũng triển khai phi đội gồm 15 máy bay đánh chặn MiG-25PDS Foxbat, được coi là biến thể hiện đại nhất với các cảm biến thế hệ thứ tư tiên tiến, hệ thống điện tử hàng không và hệ thống tác chiến điện tử.
MiG-25 là máy bay phản lực chiến đấu nặng nhất ở châu Phi và nhanh nhất thế giới, có khả năng hoạt động ở độ cao cực lớn và tốc độ Mach 3.2. Tuy nhiên, Algeria đã loại biên MiG-25, khiến nước này trở thành quốc gia duy nhất ở châu Phi, sở hữu một phi đội hoàn toàn là máy bay thế hệ thứ tư.
Điểm yếu đáng chú ý nhất của không quân Algeria là thiếu máy bay cảnh báo sớm trên không, điều này có thể được giảm bớt khi mua KJ-500 hoặc một số phương tiện hiện đại tương tự. Kết hợp với một phi đội máy bay trực thăng đáng gờm cùng với mạng lưới phòng không dày đặc và hiện đại nhất lục địa, Không quân Algeria là lực lượng không ai sánh kịp ở châu Phi.
Thứ hai là không quân Ai Cập, với lực lượng không quân lớn nhất châu Phi cho đến hiện tại, Ai Cập đã đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình, kể từ khi chính phủ quân sự mới lên nắm quyền vào năm 2013, mặc dù về chất lượng vẫn thua kém một số đối thủ cạnh tranh.
Không quân Ai Cập hiện có khoảng 18 phi đội máy bay chiến đấu, mặc dù chỉ có một phi đội được trang bị tên lửa không đối không tầm xa hiện đại, gồm các máy bay phản lực MiG-29M được đặt hàng gần đây.
Ngoài ra, còn có chín phi đội bao gồm các máy bay F-16 Fighting Falcons từ các biến thể A và C cũ hơn. Do các lệnh trừn phạt Mỹ áp đặt, F-16 của Ai Cập thiếu những trang bị hiện đại như tên lửa không đối không, thay vào đó dựa vào AIM-7 Sparrow lỗi thời, thiếu dẫn đường bằng radar chủ động và có tầm hoạt động rất hạn chế.
Bảy phi đội tiếp theo bao gồm các máy bay chiến đấu MiG-21 và J-7, đã được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không lên tiêu chuẩn thế hệ thứ ba, nhưng vẫn rất lỗi thời cho đến ngày nay. Các máy bay chiến đấu này không phải là các biến thể MiG-21BiS hay J-7G mới nhất, mà là các mẫu cũ hơn nhiều.
Ngoài MiG-29M, các máy bay chiến đấu có khả năng nhất mà Ai Cập triển khai, là 17 máy bay phản lực Mirage 2000 và 24 máy bay phản lực Rafale. Mặc dù tiêm kích Rafale có các cảm biến mạnh mẽ, nhưng không được trang bị tên lửa Meteor hoặc SCALP hiện đại, điều này hạn chế nghiêm trọng hiệu suất của máy bay.
Mặt khác, Ai Cập dựa vào máy bay phản lực Mirage 5, từ những năm 1960 cho vai trò không đối đất. Năng lực không quân của Ai Cập dự kiến sẽ cải thiện đáng kể trong thập kỷ tới, với việc thay thế F-16 bằng các máy bay phản lực hạng nhẹ hoặc hạng trung hiện đại như JF-17 Block 3 hoặc MiG-35.
Ai Cập cũng đã đặt hàng một phi đội Su-35, cùng với một mạng lưới phòng không tiên tiến, gồm hệ thống S-300V4 và một phi đội trực thăng tấn công gồm cả AH-64 Apache và Ka-52 Alligator. Ai Cập cũng là quốc gia duy nhất ở châu Phi triển khai máy bay cảnh báo sớm trên không hiện đại E-2 Hawkeye.
Chiến đấu cơ MiG-29 của Nga càng ngày càng trở nên phổ biến do giá thành rẻ và hiệu quả sử dụng cao. Nguồn: Pinlok.
Thái Hòa