Các tàu đổ bộ tấn công ngày càng trở nên phổ biến kể từ đầu thế kỷ XXI, với ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vào sản xuất và cũng có nhiều quốc gia thể hiện sự quan tâm đáng kể đến việc mua lại lớp tàu này.
Những con tàu này có thể vừa là tàu tấn công đổ bộ, được thiết kế để triển khai lính thủy đánh bộ và phương tiện đến bờ biển của đối phương, nhưng cũng đủ lớn để hoạt động như tàu sân bay trong nhiều trường hợp cho máy bay chiến đấu hạ cánh và có thể vận chuyển trực thăng tác chiến tàu ngầm.
Tàu đổ bộ tấn công rẻ hơn đáng kể cả về chế tạo và vận hành so với tàu sân bay thông thường, đồng thời cũng không yêu cầu các tính năng phức tạp như thiết bị bắt giữ hoặc hệ thống máy phóng và có số lượng thủy thủ đoàn ít hơn.
Tàu đổ bộ linh hoạt hơn so với tàu sân bay truyền thống do khả năng chuyển đổi vai trò dễ dàng, từ hỗ trợ đổ bộ tấn công sang thực hiện nhiệm vụ tác chiến phòng thủ chống tàu ngầm hoặc thậm chí thực hiện các cuộc không kích bằng máy bay chiến đấu cánh cố định.
Những con tàu này không chỉ phổ biến ở các cường quốc nhỏ hơn do thiếu kinh phí hoặc không sẵn sàng đầu tư vào các tàu sân bay chuyên dụng lớn, mà còn có ở các cường quốc lớn như Trung Quốc và Mỹ hiện đang triển khai các tàu sân bay tấn công hạng nặng nhất trên thế giới.
Nga cũng đã đóng hai tàu sân bay tấn công hạng nặng vào năm 2019, được cho là để thay thế tàu sân bay duy nhất của nước này đang hoạt động. Dưới đây là bảng xếp hạng và đánh giá khả năng của 5 tàu đổ bộ có năng lực nhất trên thế giới.
Đầu tiên là tàu đổ bộ tấn công Lớp America. Hải quân Mỹ đã đưa vào vận hành tàu sân bay Lớp America đầu tiên của mình là USS America từ tháng 10/2014. Chiếc thứ hai là tàu USS Tripoli đưa vào hoạt động từ ngày 15/7/2020.
Các tàu chiến Lớp America có trọng lượng choán nước lên đến 45.000 tấn mỗi chiếc, khiến chúng nặng hơn phần lớn các tàu sân bay thông thường, bao gồm tàu sân bay Charles De Gaulle chạy bằng năng lượng hạt nhân của Pháp.
Một số tướng lĩnh trong Hải quân Mỹ và một số chuyên gia quốc phòng đã ủng hộ việc đóng các tàu lớn hơn cho các tàu Lớp America trong tương lai, vào thời điểm các tàu sân bay thông thường ngày càng có nguy cơ bị tiêu diệt bởi tên lửa chống hạm tầm xa, khiến các siêu tàu sân bay 100.000 tấn đắt đỏ cực kỳ dễ bị tổn thương.
Tàu sân bay đổ bộ với giá chỉ 3,5 tỷ USD, ít hơn rất nhiều so với khoảng 13 tỷ USD cho mỗi chiếc tàu sân bay Lớp Gerald Ford 100.000 tấn và với thủy thủ đoàn nhỏ hơn đáng kể, các tàu Lớp America có thể được triển khai dễ dàng hơn đến các khu vực tranh chấp với ít nguy cơ tổn thất hơn.
Mỗi tàu có thể triển khai 20 máy bay chiến đấu có khả năng cất cánh thẳng đứng F-35B, đây là loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất trên thế giới hiện tại nhưng cũng là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất hiện đang được sản xuất trên toàn thế giới.
Mặc dù thua kém nhiều so với F-35C được triển khai từ các tàu sân bay thông thường, những các máy bay chiến đấu F-35B vẫn tự hào có một loạt các tính năng tiên tiến từ liên kết dữ liệu mạng đến cảm biến mạnh mẽ và radar tiên tiến giảm tiết diện khung máy bay.
Thứ hai là tàu đổ bộ Type 075. Là tàu sân bay đổ bộ đầu tiên trên thế giới sánh ngang với kích thước và khả năng của các tàu sân bay Mỹ, chương trình Type 075 của Trung Quốc thể hiện một bước tiến đáng kể để có thể sánh vai với Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Công ty đóng tàu Hỗ Đông - Trung Hoa của Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay đổ bộ lớp Type 075 thứ hai của nước này vào ngày 22/4/2020, ngay sau khi hạ thủy chiếc đầu tiên vào ngày 25/9/2019.
Với trọng lượng 40.000 tấn, mỗi con tàu có thể đổ bộ vài trăm lính thủy đánh bộ, xe thiết giáp và thậm chí cả xe tăng hạng nhẹ Type-15. Cũng giống như các tàu chiến Mỹ, chúng cũng có khả năng hoạt động như các tàu tác chiến chống ngầm với trực thăng Z-20.
Trung Quốc được cho là đang phát triển một máy bay chiến đấu có khả năng hạ cánh thẳng đứng cho các tàu sân bay này, theo một chương trình hợp tác với Nga và có thể sẽ được trang bị một loạt các tính năng hiện đại từ radar AESA, lớp phủ tàng hình hiện đại cho đến tên lửa dẫn đường PL-15 AESA.
Một số máy bay khác bao gồm máy bay trực thăng không lái, có thể được triển khai cho một loạt các vai trò từ tác chiến chống tàu ngầm đến tấn công trên bộ, dự kiến cũng sẽ được triển khai tận dụng lợi thế ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ máy bay không người lái.
Với việc Hải quân Trung Quốc dự kiến sẽ đưa vào trang bị hai tàu sân bay với sàn phóng kiểu trượt và hai tàu sân bay sử dụng máy phóng điện từ (EMALS) nặng hơn, tiên tiến hơn được trang bị vào năm 2025, cùng với việc trang bị ba tàu lớp Type 075, hoàn toàn có thể coi lực lượng này có sức mạnh của 7 tàu sân bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thái Hòa