Sau Chiến tranh Lạnh, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tên lửa chiến đấu, pháo phòng không như Gepard 1A2 đã dần mất vị thế.
Các nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ của phương Tây đã dần loại biên hết pháo phòng không Gepard 1A2.
Pháo phòng không Gepard 1A2 được phát triển với mục đích hạ máy bay chiến đấu và trực thăng của đối phương, tuy nhiên nếu so với tên lửa phòng không, Gepard 1A2 "yếu thế hơn nhiều".
Tuy nhiên trong tác chiến hiện đại với sự thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của UAV dùng trong chiến đấu và tên lửa hành trình, pháo phòng không Gepard 1A2 lại được ưa chuộng trở lại.
So với việc dùng tên lửa phòng không để đánh chặn UAV, thì giải pháp dùng pháo Gepard 1A2 đánh chặn được cho là rẻ hơn rất nhiều.
Nhất là việc dùng tên lửa phòng không có giá hàng triệu USD để đánh chặn một UAV chỉ có giá vài chục ngàn USD thì đây thực sự là cơn ác mộng cho chi phí quốc phòng.
Chính vì thế dùng pháo phòng không như Gepard 1A2 sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
Ngoài việc đánh chặn các loại UAV, pháo phòng không Gepard 1A2 còn hiệu quả trong việc bắn hạ tên lửa hành trình.
Nhận thấy điều này, Đức sẽ tiếp tục tái hoạt động dây chuyền sản xuất đạn cho pháo Gepard 1A2.
"Chúng tôi sẽ nhanh chóng bắt đầu sản xuất đạn dành cho pháo phòng không Gepard 1A2 tại Rheinmetall. Tôi rất vui vì chúng tôi có thể đảm bảo cung cấp phần quan trọng này của hệ thống phòng không", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Vladimir Pistorius hồi giữa tháng 2 cho biết.
Theo tờ Suddeutsche Zeitung, Đức dự định sản xuất và trang bị 300.000 quả đạn cho hệ thống pháo phòng không Gepard 1A2.
Gepard là hệ thống pháo phòng không tự hành do Tây Đức phát triển và được trang bị từ năm 1973.
Hiện biến thể cuối cùng của loại pháo này mang định danh Gepard 1A2, đây từng là loại pháo phòng không tự hành phổ biến của khối NATO.
Gepard 1A2 có tất cả 2 loại radar - một radar cảnh giới bố trí ở phía sau tháp pháo và radar theo dõi mục tiêu nằm phía trước.
Bên cạnh đó còn có một máy đo xa laser đặt giữa hai nòng pháo, đi kèm cụm ống phóng đạn khói ngụy trang.
Gepard 1A2 có trọng lượng chiến đấu 47,5 tấn, chiều dài 7,7 m, chiều cao 3,29 m.
Xe được trang bị động cơ diesel công suất 830 mã lực, cho tốc độ tối đa 65km/h, phạm vi hoạt động 550 km với kíp chiến đấu 3 người.
Mỗi hệ thống Gepard 1A2 có thể tự tạo hỏa lực tại chỗ, di chuyển và bắn trúng mục tiêu trên không bay với tốc độ lên đến 400m/s.
Độ cao tác xạ của pháo đạt 3.000m và tầm xa đến 5.500m. Tốc độ bắn đạt 550 phát/phút mỗi nòng.
Hai khẩu pháo 35mm của Gepard 1A2 cho thời gian bắn liên tục 37 giây trước khi hết đạn (với 680 viên đạn cho cả hai nòng).
Sơ tốc đầu nòng của đạn đạt con số 1.440m/s.
Ngoài phòng không, Gepard 1A2 còn có thể đánh bại các mục tiêu mặt đất, kể cả xe bọc thép nhẹ.
Khoảng cách tiêu diệt những mục tiêu mặt đất này lên đến 4,5km thông qua đạn xuyên thép.
Hiện tại gói nâng cấp Gepard 1A2 được cho là có khả năng bắn đạn lắp ngòi điện tử định tầm nổ để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu.
Cùng với đó và việc tích hợp tên lửa phòng không FIM-92 Stinger trên tháp pháo.
Theo đánh giá từ giới chuyên gia, cho tới nay, Gepard 1A2 do Đức phát triển vẫn luôn giữ vững vị trí nằm trong top đầu thế giới.
Pháo phòng không Gepard 1A2 của Đức sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả khi dây chuyền sản xuất đạn tái khởi động.