Điểm sáng nhất của tiêm kích Su-57 lại là 'đòn chí tử' với J-20

Khả năng cơ động là điểm chói sáng nhất của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga, nhưng lại là điểm yếu lớn nhất của chiến cơ 'quốc bảo' J-20 của Trung Quốc; và liệu Trung Quốc có thể vượt qua vấn đề này trong tương lai?

Theo tin từ tờ Russian News ngày 17/10, dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lô máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 đầu tiên đã được triển khai tại quân khu phía Tây của Nga. Theo chỉ thị của Tổng thống Putin, Quân đội Nga đã đặt mua 76 chiếc Su-57 trong giai đoạn 2019-2028. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Theo tin từ tờ Russian News ngày 17/10, dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lô máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 đầu tiên đã được triển khai tại quân khu phía Tây của Nga. Theo chỉ thị của Tổng thống Putin, Quân đội Nga đã đặt mua 76 chiếc Su-57 trong giai đoạn 2019-2028. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga ngay từ khi ra đời đã được kỳ vọng xứng đáng là "kỳ phùng địch thủ" của chiến đấu cơ tàng hình số 1 thế giới F-22 Raptor; nó được đánh giá là có tính năng vượt xa loại tiêm kích tàng hình của Trung Quốc hiện nay là J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Wikipedia.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga ngay từ khi ra đời đã được kỳ vọng xứng đáng là "kỳ phùng địch thủ" của chiến đấu cơ tàng hình số 1 thế giới F-22 Raptor; nó được đánh giá là có tính năng vượt xa loại tiêm kích tàng hình của Trung Quốc hiện nay là J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20. Nguồn: Wikipedia.

Su-57 là loại máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng trên thực tế, nhiều chỉ số của nó không đạt tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu tàng hình, nhất là khả năng tán xạ radar (RCS); nhưng chỉ xét về khả năng siêu cơ động và siêu tuần tra, Su-57 luôn đạt hiệu suất tốt; vượt trội so với F-35 và J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Su-57 là loại máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng trên thực tế, nhiều chỉ số của nó không đạt tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu tàng hình, nhất là khả năng tán xạ radar (RCS); nhưng chỉ xét về khả năng siêu cơ động và siêu tuần tra, Su-57 luôn đạt hiệu suất tốt; vượt trội so với F-35 và J-20. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Lý do cơ bản và quan trọng nhất khiến Su-57 có khả năng cơ động tốt đó là các nhà thiết kế Liên Xô/Nga luôn chú trọng khả năng cơ động của máy bay; ngoài hình dáng khí động học ưu việt, khả năng cơ động của Su-57 còn được hỗ trợ bởi động cơ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.

Lý do cơ bản và quan trọng nhất khiến Su-57 có khả năng cơ động tốt đó là các nhà thiết kế Liên Xô/Nga luôn chú trọng khả năng cơ động của máy bay; ngoài hình dáng khí động học ưu việt, khả năng cơ động của Su-57 còn được hỗ trợ bởi động cơ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.

Hiện nay động cơ chế tạo cho Su-57 chưa thực sự hoàn thiện, Su-57 đang được trang bị động cơ AL-41F1; đây là phiên bản cải tiến của động cơ lắp trên chiến đấu cơ Su-35S và sử dụng hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số hoàn toàn. Ảnh: Động cơ AL-41F1. Nguồn: Topwar

Hiện nay động cơ chế tạo cho Su-57 chưa thực sự hoàn thiện, Su-57 đang được trang bị động cơ AL-41F1; đây là phiên bản cải tiến của động cơ lắp trên chiến đấu cơ Su-35S và sử dụng hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số hoàn toàn. Ảnh: Động cơ AL-41F1. Nguồn: Topwar

Thông tin liên quan cho thấy, lực đẩy tối đa của động cơ AL-41F1 là 15 tấn, và tỷ lệ lực đẩy/ trên trọng lượng đạt hệ số 10,5. Do trọng lượng của Su-35S và Su-57 về cơ bản là như nhau, nên Su-57 có có khả năng cơ động tốt hơn Su-35S. Ảnh: Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Topwar

Thông tin liên quan cho thấy, lực đẩy tối đa của động cơ AL-41F1 là 15 tấn, và tỷ lệ lực đẩy/ trên trọng lượng đạt hệ số 10,5. Do trọng lượng của Su-35S và Su-57 về cơ bản là như nhau, nên Su-57 có có khả năng cơ động tốt hơn Su-35S. Ảnh: Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Topwar

Về các chỉ số kỹ thuật khác, động cơ AL-41F1 cũng có những đột phá và cải tiến lớn. Trên thực tế, AL-41F1 thực chất là một mẫu cải tiến của động cơ AL-31 quen thuộc, hiện đang dùng rộng rãi trên máy bay chiến đấu dòng Su-27/30 của cả Trung Quốc và Nga hiện nay; tuy nhiên động cơ AL-41F1 đã có những cải tiến lớn, đủ cho nó mang một cái tên hoàn toàn mới. Ảnh: Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Topwar

Về các chỉ số kỹ thuật khác, động cơ AL-41F1 cũng có những đột phá và cải tiến lớn. Trên thực tế, AL-41F1 thực chất là một mẫu cải tiến của động cơ AL-31 quen thuộc, hiện đang dùng rộng rãi trên máy bay chiến đấu dòng Su-27/30 của cả Trung Quốc và Nga hiện nay; tuy nhiên động cơ AL-41F1 đã có những cải tiến lớn, đủ cho nó mang một cái tên hoàn toàn mới. Ảnh: Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Topwar

So với động cơ AL-31, động cơ AL-41F1 áp dụng thiết kế cánh quạt và tua-bin mới, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và vòi phun vectơ lực đẩy. Ngoài sự gia tăng đáng kể về lực đẩy, AL-41F1 có tuổi thọ dài hơn lên đến 4.000 giờ, và lần đại tu đầu tiên của động cơ cũng đạt 1.500 giờ. Ảnh: Động cơ AL-31. Nguồn: Topwar

So với động cơ AL-31, động cơ AL-41F1 áp dụng thiết kế cánh quạt và tua-bin mới, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và vòi phun vectơ lực đẩy. Ngoài sự gia tăng đáng kể về lực đẩy, AL-41F1 có tuổi thọ dài hơn lên đến 4.000 giờ, và lần đại tu đầu tiên của động cơ cũng đạt 1.500 giờ. Ảnh: Động cơ AL-31. Nguồn: Topwar

Có lẽ ưu điểm về độ bền này không quá chói lọi so với các sản phẩm tương tự ở phương Tây, nhưng đối với Nga, đó đã là một cải tiến rất rõ ràng và hiệu quả. Hiệu suất tổng thể của động cơ AL-41F1 khá xuất sắc, mang lại hiệu suất bay mạnh mẽ cho Su-57. Ảnh: Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Topwar

Có lẽ ưu điểm về độ bền này không quá chói lọi so với các sản phẩm tương tự ở phương Tây, nhưng đối với Nga, đó đã là một cải tiến rất rõ ràng và hiệu quả. Hiệu suất tổng thể của động cơ AL-41F1 khá xuất sắc, mang lại hiệu suất bay mạnh mẽ cho Su-57. Ảnh: Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Topwar

Cần lưu ý rằng động cơ AL-41F1 hiện tại không phải là động cơ tốt nhất cho máy bay Su-57. Phân tích cho rằng, động cơ AL-41F1 vẫn chưa đủ mạnh để cho phép Su-57 phát huy hết phẩm chất vốn có của nó; hiện tại Nga đang chế tạo động cơ hoàn toàn mới cho Su-57 có tên "Sản phẩm 30". Ảnh: Động cơ "Sản phẩm 30" mà Nga đang phát triển - Nguồn: Topwar

Cần lưu ý rằng động cơ AL-41F1 hiện tại không phải là động cơ tốt nhất cho máy bay Su-57. Phân tích cho rằng, động cơ AL-41F1 vẫn chưa đủ mạnh để cho phép Su-57 phát huy hết phẩm chất vốn có của nó; hiện tại Nga đang chế tạo động cơ hoàn toàn mới cho Su-57 có tên "Sản phẩm 30". Ảnh: Động cơ "Sản phẩm 30" mà Nga đang phát triển - Nguồn: Topwar

Ngay từ cuối năm 2017, một mẫu thử nghiệm của Su-57 đã bắt đầu sử dụng động cơ "Sản phẩm 30" cho các chuyến bay thử nghiệm để xác định tính năng. Tuy nhiên tiến độ hiện tại không mấy khả quan; có lẽ Nga vẫn dùng động cơ máy bay thế hệ 4 để trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ 5. Ảnh: Su-57 thử nghiệm với động cơ "Sản phẩm 30" - Nguồn: Topwar

Ngay từ cuối năm 2017, một mẫu thử nghiệm của Su-57 đã bắt đầu sử dụng động cơ "Sản phẩm 30" cho các chuyến bay thử nghiệm để xác định tính năng. Tuy nhiên tiến độ hiện tại không mấy khả quan; có lẽ Nga vẫn dùng động cơ máy bay thế hệ 4 để trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ 5. Ảnh: Su-57 thử nghiệm với động cơ "Sản phẩm 30" - Nguồn: Topwar

Theo phía Nga, động cơ "Sản phẩm 30" sẽ thể hiện đẳng cấp cao nhất của Nga trong lĩnh vực động cơ phản lực cánh quạt cỡ nhỏ quân sự. Lực đẩy của nó sẽ đạt 11 tấn và lực đẩy đốt sau đạt khoảng 17 tấn, vượt công suất của tất cả các loại động cơ máy bay chiến đấu hiện nay trên thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Theo phía Nga, động cơ "Sản phẩm 30" sẽ thể hiện đẳng cấp cao nhất của Nga trong lĩnh vực động cơ phản lực cánh quạt cỡ nhỏ quân sự. Lực đẩy của nó sẽ đạt 11 tấn và lực đẩy đốt sau đạt khoảng 17 tấn, vượt công suất của tất cả các loại động cơ máy bay chiến đấu hiện nay trên thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Khi được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", khả năng siêu cơ động và siêu hành trình của Su-57 sẽ mạnh mẽ hơn, tốc độ siêu hành trình của nó dự kiến đạt khoảng 1.450 km/h, mà không cần bật chế độ đốt sau, tương đương với hiệu suất bay của F-22. Sự thành công của động cơ "Sản phẩm 30" sẽ giúp Su-57 có thể cạnh tranh với F-22 về hiệu suất bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Khi được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", khả năng siêu cơ động và siêu hành trình của Su-57 sẽ mạnh mẽ hơn, tốc độ siêu hành trình của nó dự kiến đạt khoảng 1.450 km/h, mà không cần bật chế độ đốt sau, tương đương với hiệu suất bay của F-22. Sự thành công của động cơ "Sản phẩm 30" sẽ giúp Su-57 có thể cạnh tranh với F-22 về hiệu suất bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Wikipedia.

Việc phát triển tiêm kích Su-57 Nga trong lĩnh vực động cơ khá giống với J-20 của Trung Quốc. Các động cơ mà J-20 sử dụng ở giai đoạn này không phải là động cơ tiêu chuẩn, Trung Quốc đang phát triển động cơ WS-15 dùng cho J-20. Nhưng kể cả khi được trang bị động cơ WS-15, thì J-20 cũng không thể có khả năng cơ động như Su-57, do thiết kế khí động học của J-20 không ưu việt bằng Su-57. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20 - Nguồn: Sina

Việc phát triển tiêm kích Su-57 Nga trong lĩnh vực động cơ khá giống với J-20 của Trung Quốc. Các động cơ mà J-20 sử dụng ở giai đoạn này không phải là động cơ tiêu chuẩn, Trung Quốc đang phát triển động cơ WS-15 dùng cho J-20. Nhưng kể cả khi được trang bị động cơ WS-15, thì J-20 cũng không thể có khả năng cơ động như Su-57, do thiết kế khí động học của J-20 không ưu việt bằng Su-57. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20 - Nguồn: Sina

Video Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 - T-50 PAK FA - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/diem-sang-nhat-cua-tiem-kich-su-57-lai-la-don-chi-tu-voi-j-20-1452978.html