Mỗi năm vào hội Xuân ở các huyện vùng cao Điện Biên có nhiều trò chơi dân gian, cuộc thi để người dân tham gia với mục đích bảo tồn, duy trì phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Tại huyện Điên Biên Đông (Điên Biên), hội Xuân khai mạc từ ngày Mùng 1 Tết đã tổ chức nhiều cuộc thi như chọi bò, tiếng khèn Mông, biểu diễn trang phục dân tộc, giã bánh dầy... Trong đó, thi giã bánh giầy là một trong những nội dung chính trong hội Xuân, thu hút đông đảo bà con dân tộc Mông ở khắp các bản làng trong huyện tham gia.
Giã bánh giầy vào những ngày lễ, Tết là phong tục có từ lâu đời của bà con dân tộc Mông ở Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng
Để những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy, từ nhiều năm qua, thi giã bánh giầy trở thành một trong những nội dung chính trong hội Xuân được UBND huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên tổ chức và thu hút đông đảo người dân tham gia
Để bánh giầy ngon, khâu lựa chọn gạo rất quan trọng, gạo càng dẻo bánh càng mềm. Nên những cối bánh giầy thường được giã từ gạo nếp nương. Sau khi gạo được đồ chín đổ cối giã nhuyễn khi cơm vẫn đang nóng bỏng tay
Khâu giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật, nên các đội phải cử những thanh niên khỏe mạnh tham gia.
Đối với công đoạn hoàn thiện bánh, thường là bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mông
Để đoạt giải cao trong cuộc thi, ngoài việc tốc độ giã phải nhanh thì bánh giầy phải bảo đảm hình thức, thơm ngon và chất lượng. Điều này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ nguyên liệu và quy trình chế biến
Phần thi giã bánh giầy thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, để lại ấn tượng đối với du khách khi lần đầu tiên được biết đến nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở nơi đây
Chảo Mắn On