Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), cũng là dịp để nhắc nhớ mỗi người những câu chuyện về vị Đại tướng đầu tiên và trẻ nhất trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng đã trở thành nơi lưu dấu về một thời lịch sử oai hùng của Đại tướng.
Con đường dẫn sâu vào nơi đóng quân của Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã được nâng cấp bằng đường bê tông xuyên dưới cánh rừng Mường Phăng dài hơn 1km.
Hầm Tổng đài điện thoại giúp cho Bộ Chỉ huy chiến dịch liên lạc với Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bác Hồ, các đơn vị bộ binh, công binh, pháo binh, cao xạ ở phía trước và các đơn vị kho, trạm của Tổng cục cung cấp, hệ thống quân y, dân công hỏa tuyến ở phía sau mặt trận. Từ đây đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1...
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn, xã Mường Phăng, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40km. Đây là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thường làm việc và nghỉ ngơi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lán ngủ của Điện báo viên
Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ
Lán ở và làm việc của Đại tướng cạnh cửa vào đường hầm xuyên núi.
Bên trong đường hầm còn là nơi trú ẩn dự phòng tình huống khẩn cấp. Đường hầm cao 1,70m, rộng từ 1 đến 3m, giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18m2 và 5 vị trí đặt máy thông tin liên lạc.
Những lúc quân Pháp ném bom dữ dội, Đại tướng làm việc và nghỉ ngơi trong hầm trú ẩn này.
Từ lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang lán Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh là một đường hầm dài 69m.
Nơi giao ban hàng ngày của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Tất cả như vẫn còn như nguyên vẹn dấu ấn của lịch sử.
Bếp Hoàng Cầm - loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao, cũng như ở gần giúp đảm bảo an toàn cho căn cứ, đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng Biện Biên Phủ.
Đỗ Nga