Đọc muộn thơ Nguyễn Kim Ngân

Biết tên anh đã lâu, sau ngày giải phóng miền Nam có gặp anh vài lần, nhưng tôi cứ nghĩ anh chỉ có bài thơ nổi tiếng Người mẹ Bàn Cờ, chứ không nghĩ là anh có nhiều thơ, viết trước và sau giải phóng và vẫn tiếp tục cho đến nay. Vẻ đẹp của quê hương trong video ca nhạc

Nhà giáo - nhà thơ Nguyễn Kim Ngân. Ảnh: NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Nhà giáo - nhà thơ Nguyễn Kim Ngân. Ảnh: NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Nguyễn Kim Ngân là người lặng lẽ, khiêm tốn, không ồn ào nên người ta ít biết về thơ anh và cuộc đời thăng trầm của anh. Gần đây, thông qua nhà thơ Nguyễn Tường Văn, tôi được biết anh có tập thơ Sông chảy bên trời. Tôi nhờ Văn nhắc anh gởi cho tôi xin một tập nên giờ mới được đọc.

Tập thơ do nhà văn Triệu Xuân viết lời giới thiệu và nhạc sĩ Trần Long Ẩn viết lời bạt. Hai anh đã nêu ra những chủ đề của tập thơ và phân tích nhiều bài thơ trong đó. Ý kiến của hai anh đều hay cả, đầy đủ cả. Tôi đọc muộn biết nói thêm điều gì? Tôi xin nêu những bài tôi thấy hay và những bài tôi thích theo cảm xúc của mình.

Trước tiên, có lẽ phải nhắc lại bài thơ Người mẹ Bàn Cờ. Tôi thích đoạn kết nhất, cực hay. Chính đoạn này đã nâng bài thơ từ việc kể chuyện bà con ở Bàn Cờ (Sài Gòn) giúp đỡ, bảo vệ những học sinh, sinh viên đấu tranh trước mũi súng của quân thù lên thành bài thơ có tầm khái quát cao:

Đường Việt Nam - Bàn Cờ

Tình Việt Nam như tơ

Nhà giáo - nhà thơ Nguyễn Kim Ngân từng dạy học tại các trường: trung học Chấn Trung, Bác Ái học viện (Sài Gòn), trung học Bồ Đề Tuy Hòa và Bồ Đề Hiếu Xương (Phú Yên) trước giải phóng.

Sau ngày đất nước thống nhất, anh dạy tại các trường: trung học Nguyễn Huệ (Tuy Hòa), Trần Phú (Tuy An), Phan Đình Phùng (Sông Cầu), sau cùng làm Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Khuyến (Sông Cầu) đến ngày nghỉ hưu. Nguyễn Kim Ngân sáng tác nhiều thơ trước và sau năm 1975, đã xuất bản thi phẩm Sông chảy bên trời (NXB Văn học, 2007).

Đồng Việt Nam lầy lội

Giặc đợi chết từng giờ

Đọc tập thơ Sông chảy bên trời tôi mới ngã ngửa ra: Nguyễn Kim Ngân ghê thật. Anh đâu chỉ có một bài hay, anh có nhiều bài hay nữa.

Bìa tập thơ

Sông chảy bên trời

.

Ảnh: NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Bài thơ Thiếu một người cũng có độ khái quát cao. Thiếu một người? Người đó là ai vậy? Người tình chăng? Nàng thơ chăng? Người “Lý tưởng - ước mơ - khát vọng” chăng? Tất cả chúng ta, ai cũng sẽ thiếu một người nào đó. Làm sao tìm ra người ấy? Vì thế mới có triết học (kể cả giáo lý của các đạo), văn học nghệ thuật, trong đó có thơ.

Cát bụi là bài thơ chiêm nghiệm về cuộc đời từ chính bản thân mình. Có buồn chút đấy nhưng lại đúng quy luật. Bạn, tôi và chúng ta mơ ước nhiều việc, tham vọng nhiều việc, làm được nhiều việc nhưng cuối cùng thì “thân cát bụi lại trở về cát bụi”. Một bài thơ giàu chất triết học. Nguyễn Kim Ngân suy nghĩ từ đời mình mà hóa ra là đời chung của nhân loại.

Cuộc chơi là bài thơ nói lên nỗi trăn trở của tác giả trước phận người (trong đó có anh) trên sân - khấu - cuộc - đời. Một bài thơ đa tầng đa nghĩa.

Tôi muốn nhắc thêm tên những bài thơ tôi thích nữa: Dòng sông vắng lặng, Cái giếng, Thương nhớ chiều quê, Theo bóng sương mù, Lỡ sinh tôi sinh em, Khao khát, Biển, Thoáng qua, Lặng lẽ, Cánh buồm, Hồng hạc… để thấy thêm tâm hồn thi sĩ của anh: Mộng mơ, tinh tế và đằm thắm trong tình yêu và nặng tình với quê hương xứ sở. Mỗi bài có dáng vẻ hay riêng, tứ hay, ý tưởng hay, những hình ảnh hay… Bạn đọc có thể phát hiện thêm những bài thơ khác mà tôi chưa nêu ra với những ý tưởng, hình ảnh, hình tượng đẹp của nó. Mỗi người sẽ có những thưởng thức riêng.

Thơ Nguyễn Kim Ngân giàu tính triết học và đa tầng đa nghĩa nên không phải ai đọc cũng hiểu ngay và hiểu sâu sắc, hiểu thấu đáo. Tôi xin thú thực rằng, bản thân tôi tự thấy mình cũng chưa hiểu hết nhiều bài thơ của anh với những điều sâu xa ẩn kín trong những dòng chữ…

Tôi thật sự vui mừng vì được đọc tập thơ này. Thơ đã hay mà qua thơ còn hiểu thêm tác giả, một người nhân hậu, lương thiện, luôn nhận phần thua thiệt về mình, cùng những nghĩ suy, xúc cảm, ước mơ, hy vọng và nỗi buồn của anh.

THANH QUẾ

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/93/322940/doc-muon-tho-nguyen-kim-ngan.html