Diễn đàn Kinh tế phương Đông - cơ hội mới cho kinh tế Viễn Đông
Vào đầu tháng 9/2021, tại thành phố Vladivostok (Nga) sẽ diễn ra Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) lần thứ 6, nơi các nước châu Á - Thái Bình Dương thảo luận về những vấn đề nghị sự quốc tế và hợp tác thu hút đầu tư trong khu vực Viễn Đông.
EEF là một trong những diễn đàn kinh tế quốc tế lớn, có sự tham gia của nguyên thủ nhiều nước châu Á cũng như đại diện các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn.
Các vấn đề quan trọng của Diễn đàn nhận được sự quan tâm của phía Việt Nam như vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng của các nước ASEAN cũng như thiết lập hành lang logistics quốc tế trong bối cảnh thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có ý tưởng về việc tổ chức một diễn đàn kinh tế có quy mô tại bờ Đông của nước Nga vào tháng 9/2021. Lần này, thành phố Vladivostok là nơi được chọn để tổ chức Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 6.
Đây là một trong những sự kiện kinh tế có quy mô Á-Âu lớn nhất và là được tổ chức lần thứ 2 trong năm 2021, nơi các doanh nhân và chính trị gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á có thể tìm thấy những điểm chung để tiếp xúc và thảo luận về tình hình toàn cầu hiện nay.
Với chủ đề "Những cơ hội mới cho Viễn Đông trong một thế giới thay đổi", EEF sẽ thảo luận các vấn đề thời sự như: quan hệ đối tác quốc tế chống đại dịch, thị trường thực phẩm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, năng lượng truyền thống và thay thế, hành lang giao thông Á-Âu, triển vọng của dự án “Đối tác Á-Âu”, Viễn Đông và Đông Á: trao đổi năng lượng để phát triển và các dự án khác.
Tại Diễn đàn sẽ tổ chức đối thoại doanh nghiệp Nga - ASEAN, trong đó đại diện Việt Nam có thể tham gia tích cực bằng hình thức trực tuyến.
Gần đây, Nga đã rất chú ý đến sự phát triển của các vùng lãnh thổ phía Đông của mình. Điều này được minh chứng bởi những quyết định đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển cảng biển và hỗ trợ kinh doanh trong khu vực.
Đáng chú ý là quyết định của chính phủ Nga tạo ra một khu vực ngoài khơi trên quần đảo Kuril để thu hút vốn nước ngoài, bao gồm từ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vào tháng 7 năm nay, Thủ tướng Nga Sergei Mishustin đã đến thăm và thị sát các vùng lãnh thổ Viễn Đông cũng như kiểm tra những khâu tổ chức liên quan đến Diễn đàn sắp tới.
Trước đó, vào tháng 6/2021, tại thành phố St.Petersburg (Nga), hơn 13 nghìn người từ 140 quốc gia đã gặp gỡ bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SIEF).
SPIEF đã trở thành sự kiện diễn đàn kinh tế lớn nhất trên thế giới sau một thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19. Khoảng 800 giao dịch đã được thực hiện với tổng giá trị khoảng 55 tỷ USD. Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đã tham gia trực tuyến sự kiện này.
Đối với Nga, Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với tiềm năng to lớn, dù đang chịu một số ràng buộc với các hiệp định thương mại tự do với các nước có tỷ trọng chiếm 78% GDP thế giới.
Việt Nam có vị trí chiến lược trong ASEAN, có thể giúp Nga tiếp cận thị trường tiêu dùng ngày càng mở rộng. Tăng cường hợp tác với Liên bang Nga, đặc biệt là với các công ty ở Siberia và Viễn Đông, là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa nền kinh tế, giải quyết các vấn đề quan trọng về cung cấp nguyên liệu, thực phẩm và thiết bị.
Hiện tại, thị trường ngũ cốc Việt Nam là thị trường lương thực thô lớn nhất ở Đông Nam Á với 35 triệu tấn. Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở châu Á - hơn 11 triệu tấn. Lượng lúa mì nhập khẩu về nước là 3 triệu tấn.
Điều này khiến Việt Nam trở nên rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nga, vốn có tỷ trọng kim ngạch ngoại thương với Việt Nam tăng đều đặn trong 10 năm qua.
Bên cạnh đó, hai nước đã triển khai một số dự án trong khu liên hợp nhiên liệu và năng lượng, công nghệ thông tin và sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Các dự án mới trong lĩnh vực giao thông cũng được lên kế hoạch, nối cảng Azov và Khu công nghiệp Việt-Nga (DEEP C) tại cảng Hải Phòng.
Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam. Một động lực nữa cho sự phát triển của quan hệ song phương là việc tổ chức các sự kiện kinh doanh khác nhau trong khuôn khổ Năm Nga tại Việt Nam và Năm Việt Nam tại Nga, Việt Nam cũng tổ chức các chương trình diễn đàn kinh tế lớn với vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 như Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và 37.
Trong khuôn khổ các hiệp định liên chính phủ giữa hai nước, một số dự án đầu tư lớn đang được triển khai tại Việt Nam như xây dựng nhà máy Nhiệt điện Long Phú-1 (Power Machines), bàn giao nhà máy điện gió và tổ chức sản xuất tổ máy tuabin gió InS-V-1000 tại Việt Nam, Liên doanh hợp tác giữa Công ty Cổ phần Zarubezhneft và Petrovietnam trong các dự án dầu khí của Liên bang Nga và Việt Nam; cung cấp LNG và phát triển cơ sở hạ tầng tương ứng cho các công suất phát điện mới cho thị trường Việt Nam (Zarubezhneft JSC, NOVATEK PJSC, TOTAL, Siemens), thành lập liên doanh sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị viễn thông tại Việt Nam, các dự án chung trong lĩnh vực y học và dịch vụ y tế từ xa (CCM Việt Nam), cũng như một số dự án nhà máy lắp ráp, các hoạt động chung trong lĩnh vực khoa học và công nghệ...
Những điều kiện này cũng như việc Việt Nam tích cực tham gia Diễn đàn EEF lần thứ 6 tới là tiền đề cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.