Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022: Trao đổi, tham vấn nhiều vấn đề nóng trong nước và quốc tế
Các đề xuất, nghiên cứu, kiến nghị tại Diễn đàn sẽ là nguồn tư liệu quý để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, tham khảo để tham mưu ban hành các chính sách quan trọng trong thời gian tới...
Phiên toàn thể Tọa đàm cấp cao chủ đề: Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.
Điều phối: Ông Lê Quang Minh, TGĐ Truyền hình Quốc hội
Thành phần tham gia:
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;
Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trường Bộ Tài chính;
Ông Francois Painchaud, Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào;
Ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam;
Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM;
Phiên hội thảo chuyên đề 2 với chủ đề: Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xúat, kinh doanh và phát triển bền vững.
Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trao đổi, thảo luận bàn tròn:
Điều phối: PGS.TS Bùi Văn Huyền, Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Thành phần tham gia:
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Ông Jonathan Picus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam;
Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch VCCI;
TS. Trần Du lịch, ĐBQH khóa XIII.
Phiên thảo luận 1 với chủ đề: Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ trì: ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Trao đổi, thảo luận bàn tròn:
Điều phối: TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế.
Thành phần tham gia:
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng châu Á (ADB) tại Việt Nam;
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM;
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố HCM.
Ngày 18/9/2022, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chính thức tổ chức Diễn Kinh tế-xã hội Việt Nam 2022.
Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế ông Nguyễn Mạnh Hùng, tổng hợp các dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, giai đoạn sắp tới, kinh tế-xã hội Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định vĩ mô, các cân đối lớn, nhất là về điện, xăng dầu; áp lực lạm phát tăng cao cộng hưởng với sự gia tăng giá cả nhập khẩu đầu vào, chi phí vận tải, logistics, nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc, ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine…
Để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ theo các nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết khác của Quốc hội, Diễn đàn Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2022 được tổ chức với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững".
Diễn đàn nhằm tập hợp, tổng hợp các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chuyên sâu hàng đầu trong nước, chuyên gia của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp hiệp hội.
Trong đó, tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2022 và dự báo cả năm 2022. Trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề nóng của kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế; các vấn đề về thể chế phát triển trong bối cảnh mới; nhận diện rủi ro lạm phát, rủi ro tài chính, tài khóa, tiền tệ; các vấn đề về khoa học công nghệ, giáo dục, lao động, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp ứng phó.
Diễn đàn được chia thành 3 phiên, bao gồm 1 phiên toàn thể và 2 phiên hội thảo chuyên đề.
Sau khai mạc diễn đàn vào buổi sáng, các đại biểu sẽ tham 2 hội thảo chuyên đề với 2 chủ đề là "Đẩy mạnh cải cách thể chế - hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội" và "Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững".
Phiên buổi chiều gồm phiên toàn thể và tọa đàm cấp cao với chủ đề "Củng cố nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững".
Các đề xuất, nghiên cứu, kiến nghị tại Diễn đàn sẽ là nguồn tư liệu quý để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, tham khảo để tham mưu ban hành các chính sách quan trọng trong thời gian tới.