Diện mạo mới con đường nối hai cực của Gia Lai

Quốc lộ 19 - tuyến huyết mạch nối hai cực của tỉnh Gia Lai (Quy Nhơn - Pleiku), có tổng chiều dài 243km, điểm đầu tại cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định cũ) tới điểm cuối thuộc cửa khẩu Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai).

Sau quyết định hợp nhất hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, tỉnh Gia Lai (mới) có diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước. Sự hội tụ giữa thế mạnh phát triển kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Bình Định với lợi thế nông - lâm nghiệp, tài nguyên sinh thái và văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên đã và đang mở ra những tiềm năng to lớn và cơ hội phát triển toàn diện, bền vững, hài hòa giữa các vùng miền.

Sau quyết định hợp nhất hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, tỉnh Gia Lai (mới) có diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước. Sự hội tụ giữa thế mạnh phát triển kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Bình Định với lợi thế nông - lâm nghiệp, tài nguyên sinh thái và văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên đã và đang mở ra những tiềm năng to lớn và cơ hội phát triển toàn diện, bền vững, hài hòa giữa các vùng miền.

Hai cực của tỉnh Gia Lai (mới) đang được kết nối thông qua tuyến huyết mạch quốc lộ 19. Con đường với tổng chiều dài 243km, điểm đầu cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định cũ) điểm cuối đến cửa khẩu Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai).

Hai cực của tỉnh Gia Lai (mới) đang được kết nối thông qua tuyến huyết mạch quốc lộ 19. Con đường với tổng chiều dài 243km, điểm đầu cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định cũ) điểm cuối đến cửa khẩu Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai).

Quốc lộ 19 không chỉ là con đường giàu dấu ấn lịch sử, mà còn là “xương sống” giao thông - kinh tế - an ninh của vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Thời gian qua, việc nâng cấp tuyến huyết mạch này được triển khai đầu tư. Điều này không chỉ góp phần cải thiện hiện trạng, giảm bớt nguy cơ tai nạn, mà còn mở ra tương lai phát triển quy mô, hiện đại khi cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dần được hình thành.

Quốc lộ 19 không chỉ là con đường giàu dấu ấn lịch sử, mà còn là “xương sống” giao thông - kinh tế - an ninh của vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Thời gian qua, việc nâng cấp tuyến huyết mạch này được triển khai đầu tư. Điều này không chỉ góp phần cải thiện hiện trạng, giảm bớt nguy cơ tai nạn, mà còn mở ra tương lai phát triển quy mô, hiện đại khi cao tốc Quy Nhơn – Pleiku dần được hình thành.

Tháng 6/2021, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên trên quốc lộ 19 được đầu tư. Dự án có chiều dài 143km, đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai (dài 126km) và Bình Định cũ (dài 17km). Sau 4 năm thi công, nâng cấp, sửa chữa tuyến đường cơ bản hoàn thành giúp giao thông thuận lợi hơn, đặc biệt giúp tài xế rút ngắn được thời gian lộ trình từ Quy Nhơn đi Gia Lai.

Tháng 6/2021, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên trên quốc lộ 19 được đầu tư. Dự án có chiều dài 143km, đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai (dài 126km) và Bình Định cũ (dài 17km). Sau 4 năm thi công, nâng cấp, sửa chữa tuyến đường cơ bản hoàn thành giúp giao thông thuận lợi hơn, đặc biệt giúp tài xế rút ngắn được thời gian lộ trình từ Quy Nhơn đi Gia Lai.

Điểm nhấn quan trọng là đoạn qua đèo An Khê. Tại đây, mặt đường được mở rộng từ 7 m lên 9 - 11 m; xử lý toàn bộ các điểm sạt lở nguy hiểm, tăng cường lưới thép, bê tông giữ mái ta luy và xây dựng hệ thống rãnh thoát nước kiên cố.

Điểm nhấn quan trọng là đoạn qua đèo An Khê. Tại đây, mặt đường được mở rộng từ 7 m lên 9 - 11 m; xử lý toàn bộ các điểm sạt lở nguy hiểm, tăng cường lưới thép, bê tông giữ mái ta luy và xây dựng hệ thống rãnh thoát nước kiên cố.

Từ một con đèo khiến tài xế “toát mồ hôi” mỗi lần vượt qua trong mùa mưa lũ, nay đèo An Khê khoác lên mình diện mạo mới: Rộng rãi hơn, tầm nhìn thoáng, độ dốc hợp lý, giúp xe tải nặng dễ dàng lưu thông.

Từ một con đèo khiến tài xế “toát mồ hôi” mỗi lần vượt qua trong mùa mưa lũ, nay đèo An Khê khoác lên mình diện mạo mới: Rộng rãi hơn, tầm nhìn thoáng, độ dốc hợp lý, giúp xe tải nặng dễ dàng lưu thông.

Những khúc cua qua đèo được uốn nắn trở nên mềm mại hơn.

Những khúc cua qua đèo được uốn nắn trở nên mềm mại hơn.

Đang lưu thông qua đèo An Khê, một tài xế chia sẻ, trước đây con đường quanh co, cua gắt, mùa mưa thì trơn trượt, tầm nhìn hạn chế. Nhiều khi xe nặng leo dốc phải về số thấp, đi cả buổi mới qua được. Nhưng những năm gần đây, việc cải tạo mặt đường, mở rộng một số đoạn đã giúp hành trình đỡ vất vả hơn.

Đang lưu thông qua đèo An Khê, một tài xế chia sẻ, trước đây con đường quanh co, cua gắt, mùa mưa thì trơn trượt, tầm nhìn hạn chế. Nhiều khi xe nặng leo dốc phải về số thấp, đi cả buổi mới qua được. Nhưng những năm gần đây, việc cải tạo mặt đường, mở rộng một số đoạn đã giúp hành trình đỡ vất vả hơn.

Phương tiện giao thông lưu thông qua tuyến đường đèo An Khê.

Phương tiện giao thông lưu thông qua tuyến đường đèo An Khê.

Diện mạo mới con đường nối hai cực của Gia Lai.

Diện mạo mới con đường nối hai cực của Gia Lai.

Trương Định

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dien-mao-moi-con-duong-noi-hai-cuc-cua-gia-lai-post1758688.tpo