Điện rác Sóc Sơn: Rác đốt thành điện, sỉ chuyển thành gạch, tro hóa rắn mang đi chôn lấp
Thông tin từ lãnh đạo nhà máy điện rác Sóc Sơn cho biết, dự kiến sẽ tái chế phần sỉ đáy lò sau quá trình đốt rác, thành gạch không nung. Còn phần tro bay sẽ được đem đi chôn lấp sau khi thành chất thải thông thường. (CLO) Thông tin từ lãnh đạo nhà máy điện rác Sóc Sơn cho biết, dự kiến sẽ tái chế phần sỉ đáy lò sau quá trình đốt rác, thành gạch không nung. Còn phần tro bay sẽ được đem đi chôn lấp sau khi thành chất thải thông thường.
Mỗi ngày TP Hà Nội phát sinh hơn 6.000 tấn rác thải sinh hoạt, chưa kể lượng lớn rác thải công nghiệp. Vì thế, vấn đề xử lý rác thải luôn được chính quyền TP đặc biệt quan tâm.
Rác thải ngày càng nhiều lên trong khi công nghệ, hạ tầng, quy mô xử lý rác lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Hà Nội quy hoạch tới 17 khu xử lý rác thải nhưng hiện nay chỉ có 3 khu hoạt động, gồm: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn), Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (Ba Vì) và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn (Nam Từ Liêm).
Thế nhưng, phương thức xử lý rác thải ở 3 khu trên vẫn lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp khiến diện tích đất bị thu hẹp, hạ tầng xuống cấp, quá tải dẫn đến phát sinh các sự cố.
Trước đây, hầu hết rác thải sẽ được chôn lấp gây mất ô nhiễm và trở thành gánh nặng đến việc xử lý sau này như nước rò rỉ từ rác. Đốt rác chuyển hóa thành điện năng đã khiến cho việc xử lý rác tồn đọng được hiệu quả, đảm bảo môi trường. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn khi rác thải được đốt sẽ sản sinh ra sỉ ở đáy lò và tro bay thì những thứ đó liệu có được xử lý hay không?
Trả lời về vấn đề này, ông Lý Ái Quân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội cho biết: “Đối với phần sỉ đáy lò, sau quá trình đốt rác, sỉ này cũng là 1 dạng tài nguyên và hoàn toàn tái sử dụng được. Thế nên, chúng tôi cũng đang triển khai để có thể chuyển hóa sỉ làm thành nguyên vật liệu có thể sử dụng được như gạch không nung, gạch lót đường, vật liệu rải đường. Đây là những vật liệu hoàn toàn có thể tái sử dụng được và chúng tôi cũng đang tiến hành các thủ tục để cung cấp ra ngoài thị trường các sản phẩm này.”
“Còn đối với thành phẩm thứ 2 sau quá trình xử lý rác đó là tro bay. Tro bay theo quy định sau khi sản xuất ra sẽ được thu gom và tiến hành xử lý để đảm bảo và triệt tiêu toàn bộ thành phần nguy hại của tro bay, sau đó mang đi thí nghiệm và đảm bảo rằng tro bay sau xử lý đạt được dưới ngưỡng của chất thại nguy hại, trở thành chất thải thông thường. Mỗi 1 ngưỡng tro bay đạt chất thải thông thường sẽ được hóa rắn và mang đi chôn lấp.” - ông Lý Ái Quân cho biết thêm.
Gần đây, việc hơn 40.000 tấn rác thải ở các huyện ngoại thành, khiến cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải tổ chức phân luồng tạm. Theo đó, vận chuyển rác thải phát sinh về khu vực xử lý rác Nam Sơn.
Thông tin từ ông Lý Ái Quân, chủ đầu tư nhà máy điện rác, cho biết, công suất xử lý rác của nhà máy hiện tại đạt từ 2.500 đến 3.000 tấn/ngày. Nhà máy đã đóng điện hòa lưới 1 tổ máy phát điện công suất 30MW. Hiện tại mọi công tác lắp đặt của nhà máy đã đạt 100%, chủ đầu tư đã chuẩn bị hồ sơ để xin cấp phép vận hành giai đoạn 3.
“Sau khi vận hành 5 lò đốt và 3 máy phát điện, thì công suất đạt được 90 mkW/1h, công suất hòa lưới là 75mkw, tỷ lệ sử dụng điện tự dùng, theo như tính toán ban đầu là khoảng 12%, tuy nhiện trong qua quá trình vận hành thử nghiệm thì công suất sử dụng điện chỉ chiếm khoảng từ 8-10%.” – ông Lý Ái Quân, TGĐ Công ty Cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý nói.
Được biết, nhà máy điện rác Sóc Sơn, công suất xử lý 4.000 tấn rác khô mỗi ngày, bắt đầu vận hành từ ngày 25/7/2022, sau nhiều lần trì hoãn. Đến nay, nhà máy điện rác này đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 và 2 với công xuất xử lý rác thải đạt từ 2500-3000 tấn/1 ngày/ 1 đêm.