Hoạt động diễn tập được thực hiện theo phương án được phê duyệt, buổi sáng sẽ thực hiện tại khu vực nhà ga Văn Quán, buổi chiều tại nhà ga Cát Linh. Lực lượng chức năng khoanh vùng phạm vi diễn tập để đảm bảo an toàn.
Lực lượng công an, CSGT phải cấm đường cả 2 chiều phạm vi xung quanh nhà ga.
Trong tình huống giả định, đoàn tàu khi tiếp cận nhà ga Văn Quán gặp sự cố, phải sơ tán khẩn cấp hành khách trên tàu và cả trong nhà ga.
Mở cửa thoát hiểm phía trước mũi tàu
Xe buýt, xe cứu thương tập trung giải tỏa và cứu hộ hành khách. Các nhân viên vận hành, an ninh tại nhà ga hướng dẫn hành khách thoát hiểm khẩn trương và có trật tự.
Cảnh sát PCCC sử dụng vòi rồng từ dưới mặt đất đưa lên đường ray trên cao để chữa cháy.
Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội - Tiến sĩ Vũ Hồng Trường cho biết: Đây là tình huống giả định, nhưng được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác như trong sự cố thật. Các đơn vị tham gia đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có thể nói công tác chuẩn bị về an toàn, cứu nạn cứu hộ của tuyến Cát Linh - Hà Đông đã sẵn sàng".
Theo Metro Hà Nội, trong tháng 12/2020, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào vận hành thử toàn bộ hệ thống trong 20 ngày. Giai đoạn này nhằm thử nghiệm, nghiệm thu tổng thể và đánh giá an toàn hệ thống, đánh giá nhân sự vận hành theo biểu đồ chạy tàu thực tế.
Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, sau khi kết thúc giai đoạn vận hành thử và nghiệm thu, để dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác vận hành chính thức, dự án còn phải trải qua các khâu: Dánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống (do Cục Đăng kiểm VN cấp), nghiệm thu Nhà nước, đề nghị cấp chứng chỉ hoàn thành công trình, bàn giao nguyên trạng dự án cho Hà Nội và UBND TP Hà Nội có quyết định đưa hệ thống đường sắt trên vào khai thác, vận hành.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1km, 12 nhà ga, với 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa và có sức chở 960 người.
Chiều cùng ngày, hoạt động diễn tập diễn ra tại nhà ga Cát Linh.
Ngọc Hải - Văn Trọng