Điều gì sẽ xảy ra nếu NATO thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine?

NATO đã từ chối đề nghị thiết lập vùng cấm bay của Tổng thống Ukraine vì Liên minh này không muốn đối đầu quân sự trực tiếp với Nga.

Trong cuộc họp trực tuyến với các Nghị sĩ Mỹ vào ngày 5/3, Tổng thống UkraineVolodymyr Zelensky đã đưa ra đề nghị với chính quyền Washington trong việc cung cấp máy bay chiến đấu hoặc áp đặt vùng cấm bay ở Ukraine, để giúp Ukraine đẩy lùi các đợt tấn công từ trên không của Nga.

Trong cuộc họp trực tuyến với các Nghị sĩ Mỹ vào ngày 5/3, Tổng thống UkraineVolodymyr Zelensky đã đưa ra đề nghị với chính quyền Washington trong việc cung cấp máy bay chiến đấu hoặc áp đặt vùng cấm bay ở Ukraine, để giúp Ukraine đẩy lùi các đợt tấn công từ trên không của Nga.

Sau lời đề nghị của Tổng thống Ukraine, nhiều nghị sĩ Mỹ đã tỏ ý đồng tình. Thượng nghị sĩ Ben Sasse của Đảng cộng hòa đã kêu gọi Washington điều máy bay và các thiết bị quân sự khác đến Ukraine. Ông Sasse nói “Washington rõ ràng nên điều máy bay, trực thăng và máy bay không người lái (UAV) cho Ukraine. Hãy tiếp tế cho không quân Ukraine ngay hôm nay”.

Sau lời đề nghị của Tổng thống Ukraine, nhiều nghị sĩ Mỹ đã tỏ ý đồng tình. Thượng nghị sĩ Ben Sasse của Đảng cộng hòa đã kêu gọi Washington điều máy bay và các thiết bị quân sự khác đến Ukraine. Ông Sasse nói “Washington rõ ràng nên điều máy bay, trực thăng và máy bay không người lái (UAV) cho Ukraine. Hãy tiếp tế cho không quân Ukraine ngay hôm nay”.

Trước đề xuất của Tổng thống Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát đi những cảnh báo cho các nước có ý định thiết lập vùng cấm bay tại Ukraine. Trong bài phát biểu của mình vào ngày 05/3, Tổng thống Putin khẳng định: "Chúng tôi sẽ coi mọi chuyển động theo hướng này là tham gia cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine".

Trước đề xuất của Tổng thống Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát đi những cảnh báo cho các nước có ý định thiết lập vùng cấm bay tại Ukraine. Trong bài phát biểu của mình vào ngày 05/3, Tổng thống Putin khẳng định: "Chúng tôi sẽ coi mọi chuyển động theo hướng này là tham gia cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine".

Mặc dù cả Mỹ và NATO đã tiến hành cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine, nhưng đã từ chối trước lời kêu gọi thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine của Tổng thống Volodymyr Zelensky, bởi vì cả hai không muốn trực tiếp tham chiến tại nước này và phải đối đầu quân sự với Nga.

Mặc dù cả Mỹ và NATO đã tiến hành cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine, nhưng đã từ chối trước lời kêu gọi thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine của Tổng thống Volodymyr Zelensky, bởi vì cả hai không muốn trực tiếp tham chiến tại nước này và phải đối đầu quân sự với Nga.

Trước đó, vào ngày 02/3 Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace khẳng định London sẽ không thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine, vì điều rất khó để thực hiện và nước này không muốn đối đầu với Nga.

Trước đó, vào ngày 02/3 Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace khẳng định London sẽ không thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine, vì điều rất khó để thực hiện và nước này không muốn đối đầu với Nga.

Một số chuyên gia đã lý giải cho việc tại sao Mỹ và NATO không thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine. Thứ nhất, muốn thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine, thì Mỹ và NATO phải điều máy bay chiến đấu đến Ukraine và cho phép các máy bay này bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga. Và khi đó sẽ nổ ra một cuộc xung đột quy mô lớn hơn và rất có thể dẫn đến chiến tranh thế giới thứ III.

Một số chuyên gia đã lý giải cho việc tại sao Mỹ và NATO không thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine. Thứ nhất, muốn thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine, thì Mỹ và NATO phải điều máy bay chiến đấu đến Ukraine và cho phép các máy bay này bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga. Và khi đó sẽ nổ ra một cuộc xung đột quy mô lớn hơn và rất có thể dẫn đến chiến tranh thế giới thứ III.

Khi một trong các thành viên NATO tham chiến trên không, sẽ kéo theo tất cả các nước khác cũng phải tham gia. Điều 5 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương về phòng thủ tập thể đã ghi rõ các thành viên của NATO đều phải hỗ trợ lẫn nhau khi có xung đột và như thế kéo theo một cuộc chiến chống Nga trên toàn châu Âu.

Khi một trong các thành viên NATO tham chiến trên không, sẽ kéo theo tất cả các nước khác cũng phải tham gia. Điều 5 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương về phòng thủ tập thể đã ghi rõ các thành viên của NATO đều phải hỗ trợ lẫn nhau khi có xung đột và như thế kéo theo một cuộc chiến chống Nga trên toàn châu Âu.

Thứ hai, xét về thực lực quân sự thì Mỹ và NATO có phần hơn hẳn Nga. Nhưng ngược lại Nga sở hữu những vũ khí hạt nhân mà không bất kỳ một vũ khí đánh chặn nào của cả Mỹ và NATO có thể ngăn chặn được.

Thứ hai, xét về thực lực quân sự thì Mỹ và NATO có phần hơn hẳn Nga. Nhưng ngược lại Nga sở hữu những vũ khí hạt nhân mà không bất kỳ một vũ khí đánh chặn nào của cả Mỹ và NATO có thể ngăn chặn được.

Nga đang sở hữu tên lửa siêu thanh Avangard được lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phóng lên không gian, sau đó quay trở lại Trái Đất và lướt trong khí quyển với tốc độ gấp 27 lần vận tốc âm thanh. Với việc có thể bẻ lái trong khí quyển tên lửa này có đường đi rất khó xác định để đánh chặn.

Nga đang sở hữu tên lửa siêu thanh Avangard được lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phóng lên không gian, sau đó quay trở lại Trái Đất và lướt trong khí quyển với tốc độ gấp 27 lần vận tốc âm thanh. Với việc có thể bẻ lái trong khí quyển tên lửa này có đường đi rất khó xác định để đánh chặn.

Ngoài ra, Nga đang sở hữu một vũ khí trên không hết sức nguy hiểm là máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 hay còn gọi là “Thiên nga trắng”. Thiên nga trắng có thể phóng tên lửa xa hàng nghìn km và bắn trúng mục tiêu cách 5.000km.

Ngoài ra, Nga đang sở hữu một vũ khí trên không hết sức nguy hiểm là máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 hay còn gọi là “Thiên nga trắng”. Thiên nga trắng có thể phóng tên lửa xa hàng nghìn km và bắn trúng mục tiêu cách 5.000km.

Trước những vũ khí chiến lược hết sức nguy hiểm của Nga, không một thành viên NATO nào muốn nếm thử những đòn trả đũa của Nga. Chính vì vậy, cả Mỹ và NATO sẽ không dại dột giúp đỡ Ukraine thiết lập vùng cấm bay.

Trước những vũ khí chiến lược hết sức nguy hiểm của Nga, không một thành viên NATO nào muốn nếm thử những đòn trả đũa của Nga. Chính vì vậy, cả Mỹ và NATO sẽ không dại dột giúp đỡ Ukraine thiết lập vùng cấm bay.

Chính quyền Ukraine đã tỏ ra rất thất vọng trước những lời hứa hẹn của Mỹ và đồng minh, nhưng cũng không thể làm gì hơn. Hiện tại quân đội Ukraine chỉ có thể cầm cự trong các thành phố, lẩn trốn trong các khu dân cư để hạn chế bị không quân Nga tấn công.

Chính quyền Ukraine đã tỏ ra rất thất vọng trước những lời hứa hẹn của Mỹ và đồng minh, nhưng cũng không thể làm gì hơn. Hiện tại quân đội Ukraine chỉ có thể cầm cự trong các thành phố, lẩn trốn trong các khu dân cư để hạn chế bị không quân Nga tấn công.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dieu-gi-se-xay-ra-neu-nato-thiet-lap-vung-cam-bay-o-ukraine-1672393.html