Điều gì xảy ra với đường bờ biển trong vòng 20 năm qua

Hơn 2.530 km2 là mức tăng của diện tích đường bờ biển trên toàn cầu trong 20 năm qua – đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nhân loại, song cũng báo động những hiểm họa tiềm tàng trong tương lai.

Nhìn từ trên không của hòn đảo The Palm Jumeirah ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nguồn: Arstechnica

Nhìn từ trên không của hòn đảo The Palm Jumeirah ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nguồn: Arstechnica

Thống kê cho thấy tổng diện tích tăng lên của đường bờ biển trên khắp thế giới tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị. Một số bài báo so sánh con số tăng lên này có thể tương đương với kích cỡ của khoảng 40 quận Manhatta hoặc ngang ngửa với diện tích của Luxemburg.

Mỗi năm, con người xâm lấn đường bờ biển một ít bằng những dự án phát triển nhằm phục vụ, dần dần nơi đây bị tràn ngập bởi những dự án phát triển, những cảng biển sang trọng. Điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình xói mòn, bảo vệ các vùng trong đất liền khỏi lũ lụt và nước biển dâng, cũng như là môi trường sống của nhiều loài.

Quan sát từ bầu trời

Hình ảnh từ vệ tinh được chụp trong vòng 20 năm qua cho thấy trong số 135 thành phố ven biển trên toàn cầu thì có khoảng 106 địa điểm có diện tích bờ biển tăng lên.

Hiện tượng này phổ biến nhất ở Nam bán cầu, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Trong đó, các thành phố từ ba quốc gia Trung Quốc, Indonesia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã dẫn đầu về sự tăng lên của đường bờ biển. Chẳng hạn, Thượng Hải đã tăng thêm khoảng 350 km2 so với Los Angeles chỉ tăng 0,29 km2 trong khoảng thời gian 20 năm.

Nguyên nhân đầu tiên của việc tăng diện tích đường bờ biển là việc mở rộng cảng, phổ biến ở 70 thành phố. Tiếp theo là sự phát triển khu dân cư và/hoặc thương mại, chủ yếu ở 30 thành phố. Nhà địa lý vật lý tại Đại học Southampton Dhritiraj Sengupta cho biết phần lớn những thay đổi này là do nhu cầu về không gian ngày càng tăng ở các khu vực đô thị. Tuy nhiên, một số nơi khác—chẳng hạn như các hòn đảo ở Dubai - nhằm mục đích nâng cao danh tiếng

Không chỉ là những thứ tốt đẹp

Tuy nhiên, điều này có thể gây ra một số hệ lụy nhất định. Khoảng 70% việc phát triển đường bờ biển xảy ra ở các vùng trũng thấp có thể dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng. Một số nơi khắc phục tình trạng này bằng cách xây dựng các bức tường biển hoặc các kiến trúc khác nhằm chống lại mực nước biển dâng và lũ lụt. Ví dụ, khoảng 14% bờ biển ở Mỹ được bảo vệ bởi các kiến trúc như vậy. Tuy nhiên, những công trình này cũng có thể tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên gần đó, chẳng hạn như ngăn cản sự di cư của các loài. Hơn nữa, một số báo cáo còn cho thấy các bức tường biển có thể khiến cho nước từ lũ lụt tràn đến các phần khác của bờ biển.

Một dải cát trên bờ biển Nam California, Thái Bình Dương. Nguồn: Arstechnica

Một dải cát trên bờ biển Nam California, Thái Bình Dương. Nguồn: Arstechnica

Ngoài ra, trong một số trường hợp, sự phát triển ven biển cũng kèm theo sự gia tăng ô nhiễm ra biển. Như với trường hợp của thành phố Jakarta ở Indonesia, sự phát triển này có thể khiến rác và các chất gây ô nhiễm khác nhau bị cuốn vào vùng nước ven biển, gây hại cho các hệ sinh thái lân cận, dẫn đến các ngành như du lịch và đánh cá bị ảnh hưởng.

Mặc dù những nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung ở những nơi đông dân cư - phần nhỏ trong tổng số khoảng 620.000 km đường bờ biển của Trái đất. Tuy nhiên, theo một số tính toán, chỉ có 15% bờ biển trên thế giới tồn tại ở trạng thái tự nhiên. Vì vậy, thật khó để nói rằng các bờ biển ít dân cư hơn cũng sẽ không xảy ra tình trạng này.

Tùng Lâm

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/dieu-gi-xay-ra-voi-duong-bo-bien-trong-vong-20-nam-qua.html