Điều nên làm và cấm kỵ khi mắc bệnh thủy đậu
Gia đình tôi có con nhỏ và vợ đang mang thai nhưng tôi lại mắc bệnh thủy đậu. Tôi cần làm gì để sớm khỏi bệnh và không lây lan cho vợ con?
Gia đình tôi có con nhỏ và vợ đang mang thai nhưng tôi lại mắc bệnh thủy đậu. Tôi cần làm gì để sớm khỏi bệnh và không lây lan cho vợ con?
Dịch vụ Y tế quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Thủy đậu là bệnh phổ biến và thường xuất hiện ở trẻ em, nhưng có thể lây lan ở bất kỳ độ tuổi nào.
Phát ban ngứa, nổi đốm là triệu chứng chính của bệnh thủy đậu. Nó có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể. Quá trình nổi đốm do thủy đậu trải qua 3 giai đoạn. Ban đầu, các đốm nhỏ xuất hiện, sau đó phát triển thành mụn nước, cuối cùng tạo thành vảy. Vảy có thể bị bong tróc hoặc rỉ dịch.
Thủy đậu là bệnh rất dễ lây, do đó, người bệnh cần ở nhà ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu nổi đốm. Hiện có vaccine phòng thủy đậu, có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần, có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để điều trị tại nhà:
Uống nhiều nước.
Dùng paracetamol để giảm đau.
Cắt móng tay cho trẻ và mang bao tay vào ban đêm để trẻ không gãi.
Sử dụng kem hoặc gel làm mát mua từ hiệu thuốc.
Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng ngứa.
Tắm nước mát và xoa nhẹ cho khô da (không chà xát da).
Mặc quần áo rộng rãi.
Không nên:
Sử dụng ibuprofen trừ khi có ý kiến của bác sĩ, do ibuprofen có thể gây nhiễm trùng da nghiêm trọng
Cho dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi.
Người mắc bệnh không đến gần trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai hoặc người có hệ miễn dịch yếu.
Không gãi vào những đốm nổi lên do có nguy cơ để lại sẹo.
Ngoài ra, bạn cần liên hệ với các chuyên gia y tế để được tư vấn kịp thời trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng, gia đình có con nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người có hệ miễn dịch yếu tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Nguồn Znews: https://znews.vn/dieu-nen-lam-va-cam-ky-khi-mac-benh-thuy-dau-post1454315.html