Điều thú vị về huyện duy nhất Việt Nam có tên 'Mèo'

Những năm gần đây, huyện có tên 'Mèo' này đã trở thành một 'địa chỉ đỏ' dành cho cộng đồng 'phượt thủ' trên khắp ba miền Việt Nam.

Mèo Vạc là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Hà Giang. Đây là đơn vị hành chính duy nhất có tên "Mèo" trên bản đồ Việt Nam.

Mèo Vạc là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Hà Giang. Đây là đơn vị hành chính duy nhất có tên "Mèo" trên bản đồ Việt Nam.

Về tổng quan, huyện Mèo Vạc có diện tích 574,18 km², dân số năm 2019 là 86.071 người, mật độ dân số đạt 150 người/km². Địa hình chủ yếu của huyện là núi đá vôi, có sông Nho Quế chảy qua.

Về tổng quan, huyện Mèo Vạc có diện tích 574,18 km², dân số năm 2019 là 86.071 người, mật độ dân số đạt 150 người/km². Địa hình chủ yếu của huyện là núi đá vôi, có sông Nho Quế chảy qua.

Huyện lỵ của huyện Mèo Vạc là thị trấn Mèo Vạc, có diện tích 17 km², dân số năm 2019 là 6.850 người, mật độ dân số đạt 403 người/km².

Huyện lỵ của huyện Mèo Vạc là thị trấn Mèo Vạc, có diện tích 17 km², dân số năm 2019 là 6.850 người, mật độ dân số đạt 403 người/km².

Trong thế kỷ 20, huyện Mèo Vạc được cả nước biết đến qua con đường Hạnh Phúc, có tên gọi chính thức là Quốc lộ 4C.

Trong thế kỷ 20, huyện Mèo Vạc được cả nước biết đến qua con đường Hạnh Phúc, có tên gọi chính thức là Quốc lộ 4C.

Từ năm 1959-1965, con lịch sử này đã thông suốt với chiều dài 185 km, nối thị xã Hà Giang với huyện Mèo Vạc. Đây là cuộc mở đường đầy gian khổ và hào hùng với sự tham gia của trên 1.200 dân công địa phương và 1.000 thanh niên xung phong.

Từ năm 1959-1965, con lịch sử này đã thông suốt với chiều dài 185 km, nối thị xã Hà Giang với huyện Mèo Vạc. Đây là cuộc mở đường đầy gian khổ và hào hùng với sự tham gia của trên 1.200 dân công địa phương và 1.000 thanh niên xung phong.

Đoạn đường vượt qua đèo Mã Pí Lèng ở Mèo Vạc là thử thách lớn nhất trên con đường Hạnh Phúc. Trải qua 11 tháng, các thanh niên xung phong đã phải treo mình trên vách đá bên dòng Nho Quế để khai phá cung đường này.

Đoạn đường vượt qua đèo Mã Pí Lèng ở Mèo Vạc là thử thách lớn nhất trên con đường Hạnh Phúc. Trải qua 11 tháng, các thanh niên xung phong đã phải treo mình trên vách đá bên dòng Nho Quế để khai phá cung đường này.

Những năm gần đây, huyện Mèo Vạc đã trở thành một "địa chỉ đỏ" dành cho cộng đồng "phượt thủ".

Những năm gần đây, huyện Mèo Vạc đã trở thành một "địa chỉ đỏ" dành cho cộng đồng "phượt thủ".

Tuyến đường đèo Mã Pí Lèng ở phía Bắc huyện được coi là con đèo hiểm trở, hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, nơi nhiều người trẻ trên khắp ba miền ước mơ được chinh phục ít nhất một lần trong đời.

Tuyến đường đèo Mã Pí Lèng ở phía Bắc huyện được coi là con đèo hiểm trở, hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, nơi nhiều người trẻ trên khắp ba miền ước mơ được chinh phục ít nhất một lần trong đời.

Ngoài đèo Mã Pí Lèng, huyện Mèo Vạc còn nhiều địa điểm thu hút khách du lịch như chợ tình Khau Vai, nhà cổ Chúng Pủa, làng văn hóa dân tộc H'mong, làng Du lịch dân tộc Lô Lô...

Ngoài đèo Mã Pí Lèng, huyện Mèo Vạc còn nhiều địa điểm thu hút khách du lịch như chợ tình Khau Vai, nhà cổ Chúng Pủa, làng văn hóa dân tộc H'mong, làng Du lịch dân tộc Lô Lô...

Mảnh đất Mèo Vạc cũng níu chân khách phương xa với nhiều đặc sản mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc địa phương như mèn mén, thắng cố, gạo khẩu mang, rượu ngô men lá... và nhiều loại nông sản miền núi hấp dẫn.

Mảnh đất Mèo Vạc cũng níu chân khách phương xa với nhiều đặc sản mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc địa phương như mèn mén, thắng cố, gạo khẩu mang, rượu ngô men lá... và nhiều loại nông sản miền núi hấp dẫn.

Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dieu-thu-vi-ve-huyen-duy-nhat-viet-nam-co-ten-meo-1796933.html