Điều tra, phát hiện sâu đầu đen hại dừa

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh vừa đề nghị Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã và thành phố tiến hành điều tra, phát hiện sâu đầu đen hại dừa. Khi phát hiện sâu, cần hướng dẫn nông dân tiến hành chặt các tàu lá bị sâu gây hại đem ngâm nước hoặc đốt để tiêu hủy trứng và sâu. Qua đó, nhằm chủ động phòng chống và hạn chế mức độ gây hại và lây lan của sâu đầu đen tại các vùng trồng dừa của tỉnh.

Điều tra

 Trồng dừa tại Bình Thuận.

Trồng dừa tại Bình Thuận.

Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật vừa thông báo đến các tỉnh thành, trong đó có Bình Thuận, về việc hiện ở tỉnh Bến Tre xuất hiện sâu đầu đen hại dừa là loài sâu thuộc bộ cánh vảy, họ ngài đêm, có tên khác là sâu hại lá dừa. Tên khoa học của sâu đầu đen hại dừa là Opisina arenosella Wailker. Sâu non tàn phá bộ lá của cây thông qua việc chúng ăn bề mặt và phần mặt dưới của lá, sau đó chúng sẽ làm các mạng tơ được tạo ra bằng chất thải và mảnh vụn ở mặt dưới của lá và ẩn mình trong những đường hầm này để ăn chất diệp lục của lá, dẫn đến kết quả là phần lá bị gây hại sẽ bị khô, tán lá thì có vẻ như cháy xém. Cây dừa bị sâu đầu đen gây hại sẽ giảm năng suất và phát triển chậm.

 Sâu đầu đen hại dừa.

Sâu đầu đen hại dừa.

K.Hằng

Nguồn Bình Thuận: http://baobinhthuan.com.vn/kinh-te/dieu-tra-phat-hien-sau-dau-den-hai-dua-131008.html