Điều trị khẩn cấp cho bé trai bị rắn lục đuôi đỏ cắn 4 lần

Bé trai 15 tuổi bị rắn lục cắn 4 lần, gia đình sơ cứu sai cách và đưa đi đắp thuốc nam, vết thương hoại tử nặng, xuất huyết lan rộng trên diện rộng đã được điều trị thành công với nhiều biện pháp phối hợp khẩn cấp.

Theo thông tin từ Bệnh Viện Nhi đồng TP.HCM, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị khẩn cấp cho trường hợp bệnh nhi (15 tuổi, trú tại Cần Thơ) trong tình trạng nặng do bị rắn lục đuôi đỏ cắn 4 lần.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trang vết thương hoại tử, xuất huyết, sưng nề, nổi bóng nước nhiễm trùng có dấu hiệu xuất huyết cơ lan rộng...

Bệnh nhân nhập viện trong tình trang vết thương hoại tử, xuất huyết, sưng nề, nổi bóng nước nhiễm trùng có dấu hiệu xuất huyết cơ lan rộng...

Theo lời kể, bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đang cắt cỏ sáng sớm, khi phát hiện vết cắn đầu tiên rỉ máu, bệnh nhân đang giẫm lên con rắn lục đuôi đỏ mà không biết, sau đó bệnh nhân bị con rắn trên cắn thêm 3 lần.

Bệnh nhân tự sơ cứu bằng cách băng tạm vết thương bằng hai miếng vải, về đến nhà thì bàn chân phải sưng tấy,.. Sau đó, Bệnh nhân được người nhà đưa đi đắp thuốc nam nhưng tình hình ngày càng tồi tệ: Vết thương hoại tử, xuất huyết, sưng nề, nổi bóng nước nhiễm trùng có dấu hiệu xuất huyết cơ lan rộng lên cả đùi trái...

Tại Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, Bệnh nhân được tiến hành điều trị khẩn cấp với sự phối hợp của kháng nọc rắn, kháng sinh phổ rộng khống chế nhiễm trùng, bồi hoàn máu và huyết thanh điều chỉnh rối loạn đông máu nặng nề do nộc độc gây ra.

Đồng thời các bác sĩ cũng áp dụng các biện pháp chăm sóc vết thương vô trùng, bông băng gạc đắp được lựa chọn loại ít xây xát cho vết thương nhất. Bệnh nhi được theo dõi sát cử động và tưới máu chi, bảo tồn tối đa cho chức năng vận động lẫn thẩm mỹ cho đôi chân. Sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng vết thương của bệnh nhi dần ổn định.

Bệnh nhân hồi phục tốt sau điều trị

Bệnh nhân hồi phục tốt sau điều trị

Qua các trường hợp rắn cắn sơ cứu sai, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố từng lưu ý các bậc phụ huynh cách sơ cứu đúng cách khi con em mình bị rắn cắn như sau:

- Cho trẻ nằm yên, trấn an trẻ.

- Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.

- Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.

- Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng.

- Băng thun hoặc vải sạch lên vết thương về phía trên vết thương.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.

BS. Tiến cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tránh những việc sau:

- Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.

- Không đắp lá cây không rõ loại lên vết thương vì có thể gây hoại tử nhiễm trùng nặng thêm vết cắn.

Phúc Võ

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-khan-cap-cho-be-trai-bi-ran-luc-duoi-do-can-4-lan-n191139.html