DIFC đề xuất ban hành Luật Tài sản kỹ thuật số

Trung tâm tài chính quốc tế Dubai (DIFC) đã đề xuất ban hành luật mới để quản lý tài sản kỹ thuật số, nhằm tìm cách theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính.

Luật Tài sản kỹ thuật số được đề xuất đặt ra khung pháp lý về cách các tài sản ảo như tiền điện tử, NFT, stablecoin và tiền bảo mật có thể được kiểm soát, chuyển giao và xử lý. DIFC cũng đã đề xuất một đạo luật mới gọi là Luật An ninh, được mô phỏng theo Mô hình UNICTRIAL về Giao dịch Bảo đảm và đã được điều chỉnh để bảo gồm các yếu tố cụ thể liên quan đến DIFC.

Photo: Arabian Business

Photo: Arabian Business

Giám đốc pháp lý Jacques Visser cho biết: “DIFC đã hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, ngân hàng và tài chính để tạo ra Luật Tài sản kỹ thuật số mang tính đột phá toàn cầu, đồng thời đề xuất một chế độ Luật An ninh được cập nhật và nâng cao sự bảo mật”. Tài sản ảo đại diện cho một ngành công nghiệp nghìn tỷ đô la đang tiếp tục phát triển và mở rộng. Theo CoinMarketCap, giá trị của riêng thị trường tiền điện tử toàn cầu đã tăng lên khoảng 2 nghìn tỷ USD vào năm 2021 từ mức 100 tỷ USD ba năm trước đó. Cũng trong năm 2021, các công ty đã ghi nhận hơn 2 tỷ giao dịch với tổng trị giá 1,4 nghìn tỷ USD trong hoạt động tiền ảo, tăng từ mức 193 tỷ USD trong hoạt động vào năm 2020.

Trong một tuyên bố, DIFC lưu ý rằng, cho đến nay vẫn chưa có khung pháp lý toàn diện nào được đưa ra để vạch ra toàn bộ các đặc điểm pháp lý của tài sản kỹ thuật số, cách người dùng và nhà đầu tư trong loại tài sản này có thể tương tác với tài sản kỹ thuật số. Nhiều khu vực pháp lý đã cố gắng điều chỉnh và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số ứng dụng thực tế của tài sản ảo từ góc độ dịch vụ tài chính được quản lý. Tuy nhiên, những lợi ích cơ bản do công nghệ blockchain mang lại, tài sản kỹ thuật số có thể được tạo ra và ứng dụng của chúng trên nhiều trường hợp sử dụng sẽ ngày càng phát triển và trở nên quan trọng trong bối cảnh rộng lớn hơn.

Về vấn đề này, các câu hỏi pháp lý rộng hơn về bản chất chính xác của các đặc điểm pháp lý và tác động của tài sản kỹ thuật số vẫn còn bỏ ngỏ. Các đề xuất do DIFC soạn thảo, có trong Tài liệu tham vấn số 4 và số 5 năm 2023, đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu pháp lý DIFC để lấy ý kiến công chúng trong vòng 40 ngày. Công chúng có thể đưa ra những ý kiến của mình trước ngày 5.11 năm 2023.

Như Ý

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/viet-nam-va-the-gioi/difc-de-xuat-ban-hanh-luat-tai-san-ky-thuat-so-i345303/