Định hướng giải pháp đào tạo quản lý việc áp dụng chặt chẽ TCQC kỹ thuật xây dựng từ các địa phương giúp giảm gánh nặng cho tuyến trên

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành biên soạn và ban hành 100% tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng theo quy hoạch định hướng mới. Từ đó, các địa phương có định hướng giải pháp đào tạo quản lý việc áp dụng chặt chẽ TCQC kỹ thuật xây dựng giúp giảm gánh nặng cho tuyến trên.

Các địa phương cần áp dụng chặt chẽ TCQC kỹ thuật xây dựng giúp giảm gánh nặng cho tuyến trên.

Các địa phương cần áp dụng chặt chẽ TCQC kỹ thuật xây dựng giúp giảm gánh nặng cho tuyến trên.

Phạm vi của Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng bao gồm: Quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng và khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, kiểm định, bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng (công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình an ninh, công trình quốc phòng và các công trình xây dựng khác).

Phạm vi của Đề án liên quan đến toàn bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đang áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn nước ngoài (TCNN), tiêu chuẩn quốc tế (TCQT), tiêu chuẩn khu vực (TCKV).

Mục tiêu tổng quát của Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và các hoạt động trong xây dựng; đảm bảo an toàn trong xây dựng; khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát lãng phí; hướng tới các tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh quốc gia.

Đến năm 2021, hoàn thành quy hoạch, biên soạn và công bố “Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành Xây dựng” bao gồm 15 - 20 QCVN để phục vụ hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an toàn xây dựng; lợi ích, an ninh quốc gia; bảo vệ tài nguyên, môi trường; tiết kiệm năng lượng; phù hợp với các công nghệ xây dựng tiên tiến trong nước và quốc tế. Đồng thời, hoàn thành biên soạn các quy chuẩn địa phương phù hợp điều kiện đặc thù về địa hình, địa chất, khí hậu của các địa phương.

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau: Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là 60 ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng thời, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương, lập hồ sơ dự thảo và gửi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các địa phương nếu xét thấy có các điều kiện đặc thù (về địa hình, địa chất, khí hậu, đô thị hiện hữu...) rà soát, đề xuất quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) về xây dựng, thống nhất với Bộ Xây dựng, bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có liên quan để đưa vào quy hoạch quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Trên cơ sở quy hoạch quy chuẩn kỹ thuật địa phương đã được xác định, các địa phương tổ chức biên soạn và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương theo thẩm quyền. Nội dung quy chuẩn kỹ thuật địa phương phải được Bộ Xây dựng, bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thống nhất trước khi ban hành. Thời hạn hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

Đoàn Huyền

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/dinh-huong-giai-phap-dao-tao-quan-ly-viec-ap-dung-chat-che-tcqc-ky-thuat-xay-dung-tu-cac-dia-phuong-giup-giam-ganh-nang-cho-tuyen-tren-294547.html