Đô đốc Nga lo ngại tên lửa Tomahawk có thể xuất hiện tại đảo Bornholm

Nếu xuất hiện trên đảo Bornholm, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ có đủ khả năng thực hiện cuộc tấn công tiềm tàng vào căn cứ Hạm đội Baltic, Nga.

Quân đội Nga nhận thấy mối đe dọa tiềm tàng về một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ của Hạm đội Baltic và Hạm đội phương Bắc từ đảo Bornholm của Đan Mạch trên Biển Baltic.

Quân đội Nga nhận thấy mối đe dọa tiềm tàng về một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ của Hạm đội Baltic và Hạm đội phương Bắc từ đảo Bornholm của Đan Mạch trên Biển Baltic.

Điều này đã được Phó Tổng tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Vladimir Kasatonov nêu trong bài viết đăng trên tạp chí “Tư tưởng quân sự” của Bộ Quốc phòng.

Điều này đã được Phó Tổng tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Vladimir Kasatonov nêu trong bài viết đăng trên tạp chí “Tư tưởng quân sự” của Bộ Quốc phòng.

Ông Kasatonov kể lại rằng mùa thu năm ngoái, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa di động tầm trung Typhon trên đảo Bornholm, hệ thống này có thể tấn công các mục tiêu hải quân trong bán kính lên tới 400 km.

Ông Kasatonov kể lại rằng mùa thu năm ngoái, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa di động tầm trung Typhon trên đảo Bornholm, hệ thống này có thể tấn công các mục tiêu hải quân trong bán kính lên tới 400 km.

Tổ hợp vũ khí nói trên sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển tầm xa Standard-6 (SM-6) của hệ thống phòng không Aegis, bay theo quỹ đạo gần như đạn đạo để tấn công cả mục tiêu mặt nước.

Tổ hợp vũ khí nói trên sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển tầm xa Standard-6 (SM-6) của hệ thống phòng không Aegis, bay theo quỹ đạo gần như đạn đạo để tấn công cả mục tiêu mặt nước.

“Sự hiện diện của tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn 2.400 km trong tổ hợp Typhon sẽ tạo ra mối đe dọa hủy diệt lực lượng hải quân và cơ sở vật chất tại các căn cứ quân sự của Nga".

“Sự hiện diện của tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn 2.400 km trong tổ hợp Typhon sẽ tạo ra mối đe dọa hủy diệt lực lượng hải quân và cơ sở vật chất tại các căn cứ quân sự của Nga".

"Có tính đến việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, mối đe dọa như vậy đối với Hạm đội phương Bắc và đặc biệt là Hạm đội Baltic sẽ gia tăng mạnh mẽ”, Đô đốc Kasatonov lưu ý.

"Có tính đến việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, mối đe dọa như vậy đối với Hạm đội phương Bắc và đặc biệt là Hạm đội Baltic sẽ gia tăng mạnh mẽ”, Đô đốc Kasatonov lưu ý.

Mặc dù Mỹ chưa chính thức công bố việc triển khai tên lửa Tomahawk tại đảo Bornholm nhưng các bệ phóng của tổ hợp Typhon đã lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu.

Mặc dù Mỹ chưa chính thức công bố việc triển khai tên lửa Tomahawk tại đảo Bornholm nhưng các bệ phóng của tổ hợp Typhon đã lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu.

Theo trang Defense24, nếu cần thiết, quân đội Mỹ có thể điều động tên lửa Tomahawk tới đảo Bornholm trong thời gian ngắn. Ấn phẩm này gọi hòn đảo trên là “tàu tuần dương tên lửa neo đậu”.

Theo trang Defense24, nếu cần thiết, quân đội Mỹ có thể điều động tên lửa Tomahawk tới đảo Bornholm trong thời gian ngắn. Ấn phẩm này gọi hòn đảo trên là “tàu tuần dương tên lửa neo đậu”.

Trước đó, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung Nga - Mỹ (Hiệp ước INF) đã cấm Washington triển khai các bệ phóng tên lửa ở châu Âu, nhưng hiện tại văn bản trên đã bị vô hiệu hóa, tạo điều kiện để Mỹ triển khai các tổ hợp Typhon.

Trước đó, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung Nga - Mỹ (Hiệp ước INF) đã cấm Washington triển khai các bệ phóng tên lửa ở châu Âu, nhưng hiện tại văn bản trên đã bị vô hiệu hóa, tạo điều kiện để Mỹ triển khai các tổ hợp Typhon.

Vũ khí đáng gờm nhất của tổ hợp chính là tên lửa hành trình Tomahawk, tùy thuộc vào thiết kế và sửa đổi, có thể tấn công những mục tiêu cố định ở khoảng cách lên tới 1.500 km. Do vậy Typhon tương ứng với danh mục hệ thống tên lửa tầm trung.

Vũ khí đáng gờm nhất của tổ hợp chính là tên lửa hành trình Tomahawk, tùy thuộc vào thiết kế và sửa đổi, có thể tấn công những mục tiêu cố định ở khoảng cách lên tới 1.500 km. Do vậy Typhon tương ứng với danh mục hệ thống tên lửa tầm trung.

Ngoài ra phạm vi vũ khí của hệ thống còn có tên lửa phòng không SM-3, SM-6 và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-Asroc. Trong tương lai, Typhon dự kiến còn được trang bị tên lửa siêu thanh LRHW do Mỹ phát triển.

Ngoài ra phạm vi vũ khí của hệ thống còn có tên lửa phòng không SM-3, SM-6 và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-Asroc. Trong tương lai, Typhon dự kiến còn được trang bị tên lửa siêu thanh LRHW do Mỹ phát triển.

Khẩu đội tiêu chuẩn của tổ hợp bao gồm các bệ phóng cho 4 tên lửa trên khung gầm xe đầu kéo ba trục (tương tự như hệ thống phòng không Patriot) và một đài chỉ huy.

Khẩu đội tiêu chuẩn của tổ hợp bao gồm các bệ phóng cho 4 tên lửa trên khung gầm xe đầu kéo ba trục (tương tự như hệ thống phòng không Patriot) và một đài chỉ huy.

Tổ hợp Typhon trên bộ được xây dựng trên cơ sở các thành phần của hệ thống bệ phóng thẳng đứng đa năng Mk 41 được sử dụng rộng rãi trong biên chế Hải quân Mỹ.

Tổ hợp Typhon trên bộ được xây dựng trên cơ sở các thành phần của hệ thống bệ phóng thẳng đứng đa năng Mk 41 được sử dụng rộng rãi trong biên chế Hải quân Mỹ.

Quyết định này giúp rút ngắn khung thời gian tạo ra tổ hợp Typhon và thống nhất phạm vi vũ khí tên lửa cho hạm đội và lực lượng mặt đất.

Quyết định này giúp rút ngắn khung thời gian tạo ra tổ hợp Typhon và thống nhất phạm vi vũ khí tên lửa cho hạm đội và lực lượng mặt đất.

Bước đi trên của Mỹ được xem là hành động thiết thực nhất kể từ khi nước này rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung, đồng thời hệ thống vũ khí trên cũng là bước phát triển xa hơn so với những hệ thống Aegis Ashore.

Bước đi trên của Mỹ được xem là hành động thiết thực nhất kể từ khi nước này rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung, đồng thời hệ thống vũ khí trên cũng là bước phát triển xa hơn so với những hệ thống Aegis Ashore.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/do-doc-nga-lo-ngai-ten-lua-tomahawk-co-the-xuat-hien-tai-dao-bornholm-post578662.antd