Đỗ ôtô ngang ngược trước cửa nhà, 2 cô gái 'xử đẹp' chiếc xe để 'dằn mặt' tài xế
Ngay đầu ô tô, 2 cô gái đã gắn nguyên tấm biển ghi: 'Ahihi đỗ xe vô ý thức'. Ngoài ra còn rất nhiều 'chiêu trò' chủ nhà dùng để dằn mặt hành động đỗ xe ngang ngược của tài xế.
Đậu xe "vô duyên", không đúng nơi quy định vốn không phải là chuyện xa lạ. Song trước những trường hợp đỗ "xe tai" ngược này, có người giữ được bình tĩnh, khuyên bảo nhẹ nhàng, những cũng có nhiều người khiến chủ xe phải "khóc thét" với những màn trừng trị bất ngờ.
Mới đây, mạng xã hội đoạn clip ghi lại cảnh 2 cô gái đang vô cùng bức xúc khi bị một chiếc oto màu đen đậu chắn trước cửa nhà. Có thể thấy ô tô đậu ngay sát mép vỉa hè, ngay trước cửa nhà có lẽ là đang kinh doanh nên gia chủ mới tức giận đến vậy. Hai cô gái cầm mỗi người một quận băng dính dán chi chít băng dính từ đầu xe, 2 cánh cửa cho đến đuôi xe. Ở phần đầu xe còn đính kèm theo mảnh giấy: "Ahihi. Đỗ vô ý thức".
Chưa hết, ở khắp mặt trước xe còn bị tạt nhiều vệt màu trắng giống sơn khiến nhiều người quay clip ái ngại. Tuy nhiên, cô gái giải thích rằng đây là bột sắn, vì biết tạt sơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm nên cô gái khẳng định không dùng sơn.
Đoạn clip sau khi sau khi chia sẻ đã nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn lượt xem và bình luận trên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra vô cùng đồng cảm với cảm xúc của 2 cô gái chủ nhà. Số khác lên án hành động đỗ xe thiếu ý thức của tài xê ô tô.
"Biết bao nhiêu vụ, báo đài đưa tin, lên cả truyền hình rồi mà mấy ông tài xế vẫn đỗ xe ngang ngược lắm",
"Trước cửa hành đã bực, thêm quả trước cửa hàng người ta làm ăn nữa thì đúng là tăng xông",
"Chắc đỗ lâu lắm rồi, người ta mới bức xúc vậy",
"Bạn nữ kia hiểu luật phết, không dùng sơn mà chuyển qua bột sắn dọa chủ xe chơi chơi",...
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, các hành vi như sơn, vẽ, cạo sơn ô tô hoặc đập kính, phá gương, chọc lốp... nếu làm hư hỏng xe thì không chỉ phải bồi thường thiệt hại mà còn bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng do thực hiện hành vi Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Nếu thiệt hại nặng, người thực hiện hành vi còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm khi gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự.
Tại Điều 178 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2017, áp dụng 4 khung hình phạt với các trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác:
- Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 5 năm đến 10 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.