Độ phân giải QHD + đã trở thành một tính năng ẩn cho smartphone?

Smartphone ngày nay dù có độ phân giải mặc định là FULLHD+, tuy nhiên các thiết bị vẫn có tùy chọn QHD+ trong phần cài đặt.

Công nghệ màn hình là một trong những điều thiết yếu của một chiếc điện thoại vì đây là nơi bạn sẽ sử dụng mọi thao tác với nó. Cuộc chiến về độ phân giải màn hình có vẻ như không còn sôi nổi như trước đây, những điện thoại cao cấp thì vẫn âm thầm cạnh tranh nhau. Hiện tại, độ phân giải WQHD+ là một trong những tiêu cho màn hình, mặc dù Sony đã có bước tiến xa hơn với màn hình lên đến 4K.

Phần lớn smartphone hiện nay sử dụng độ phân giải mặc định là FULLHD+, nhưng đi kèm với đó vẫn có tùy chọn QHD+ trong phần cài đặt.

Phần lớn điện thoại ngày nay sử dụng độ phân giải mặc định là FULLHD+, nhưng đi kèm với đó vẫn có tùy chọn QHD+ trong phần cài đặt. Samsung là một trong những hãng đầu tiên sử dụng phương pháp này trong sản phẩm Galaxy S của mình. Ví dụ như S20 Series có độ phân giải cao nhất là WQHD+ nhưng thực tế thì cấu hình mặc định chỉ là FHD+ nhằm đảm thời gian hoạt động của pin dài lâu hơn. Từ đó điều này cũng dần trở thành xu thế trong năm 2020, tuy nhiên điều này không phải quá quan trọng bởi rất nhiều người dùng thật sự không quan tâm đến vấn đề này.

QHD không thật sự là điểm nhấn ở năm 2020

Lý do tại sao lại không được cài đặt độ phân giải cao nhất cũng liên quan đến tuổi thọ pin. Nếu bạn sử dụng độ phân giải QHD đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều pixel được bật sẽ trực tiếp gây sức ép lên chip xử lý và sẽ tốn năng lượng hơn, đặc biệt là trong lúc chơi game.

Sử dụng độ phân giải QHD sẽ khiến thiết bị hao pin hơn.

Và xu hướng gần đây là tốc độ làm mới màn hình từ 90Hz và 120Hz. Điều này cũng là một trở ngại lớn cho phần xử lý. Mặc dù về thông số kỹ thuật sẽ khiến điện thoại xịn xò hơn nhưng nếu xét về thực tế thì sẽ ít có người dùng nào tự thay đổi phần cài đặt trong menu.

QHD và QHD+ không còn là ưu tiên hàng đầu của các hãng.

Nhưng với một số điện thoại cao cấp đã chuyển hoàn toàn về độ phân giải mặc định là FHD+. Trong đó có LG V60, LG Velvet, Motorola Edge Plus, Xiaomi Mi 10,… QHD và QHD+ không còn là ưu tiên hàng đầu của các hãng như những năm trước đây.

Xu hướng này đã bắt đầu từ khi nào?

Như đã nói ở trên một số hãng đã sử dụng độ phân giải mặc định để có được tuổi thọ pin tốt hơn. Câu hỏi được đặt ra ngược lại từ hãng là, người dùng liệu có muốn đánh đổi giữa pin và chất lượng hiển thị hay không. Và từ đó nó dần dần trở nên phổ biến khi các hãng khác cũng làm điều tương tự.

Nâng cấp lên độ phân giải FHD+ vẫn tốt hơn.

Tuy nhiên, việc chuyển sang tỉ lệ màn hình rộng hơn và độ phân giải FHD+ gần như đã định đoạt số phận của độ phân giải QHD. Trong điều kiện sử dụng hàng ngày, thì người dùng thông thường khó thể nào phân biệt được đâu là màn hình có độ phân giải cao. Nhưng với hãng họ vẫn luôn tìm kiếm những giải pháp để cải tiến và từ đó họ đã nâng cấp lên độ phân giải FHD+.

Cân bằng giữa tốc độ làm mới và độ phân giải là mới là điều tuyệt vời

Người dùng thật sự không cần lắm độ phân giải QHD hoặc WQHD+, các hãng giờ đây đang tự hào về tốc độ làm mới màn hình nhưng vẫn có mức tiêu thụ pin thấp. Độ phân giải có thể giảm một chút, nhưng bù lại thì màn hình có được tần số quét cao thì lại hay. Xét cho cùng độ phân giải chỉ là một phần nhỏ trong những trải nghiệm về hiển thị.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/do-phan-giai-qhd--da-tro-thanh-mot-tinh-nang-an-cho-smartphone-post79623.html