ĐOÀN ĐBQH TỈNH LAI CHÂU HỌP GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ VIỆC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Ngày 03/02, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu tổ chức phiên họp giám sát chuyên đề 'Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện các chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng' trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì phiên họp.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH LAI CHÂU LẤY Ý KIẾN GÓP Ý VÀO DỰ THẢO LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VÀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH “SỬA ĐỔI”

Dự phiên họp còn có đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu; lãnh đạo các sở: Y tế, Tài chính và Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.

Theo báo cáo tóm tắt kết quả giám sát từ ngày 30/11/2022 đến ngày 3/2/2023 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, qua các đợt bùng phát, tổ chức phòng, chống dịch Covid-19, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện đã bố trí trên 235 tỷ đồng. Đã tích cực vận động, huy động được nhiều đóng góp của các tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng vào công tác dập dịch kịp thời, hiệu quả. Công tác tiếp nhận, phân bổ, điều động nhân lực trực tiếp tham gia chống dịch đảm bảo số lượng; kịp thời, hiệu quả.

Tổng số huy động 2.890 người, trong đó: công tác khám, chữa bệnh 248 người, công tác tiêm chủng 2.642 người, bác sỹ 378 người, điều dưỡng 248 người… Việc phân bổ nguồn lực đã thực hiện theo chỉ đạo của trung ương, Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán và xử lý vi phạm được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đảm bảo không trùng lặp. Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế, kít xét nghiệm, vắc-xin tuân thủ đúng quy định, không xảy ra lãng phí, tiêu cực.

Quang cảnh phiên họp giám sát.

Quang cảnh phiên họp giám sát.

Việc thực hiện các chính sách, pháp luật về y tế cơ sở được quan tâm thực hiện khi hệ thống y tế cơ sở được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Công tác khám, chữa bệnh luôn được duy trì, hoạt động chuyên môn được chú trọng, thực hiện tốt quy chế, chế độ, nhất là trực cấp cứu. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tăng từ 75% năm 2018 lên 88,68% năm 2022. Công tác y tế dự phòng cơ bản đáp ứng trong phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm, công tác đào tạo được chú trọng; công tác luân chuyển cán bộ thực hiện đảm bảo theo quy định.

Thành viên Đoàn giám sát nêu ý kiến tại phiên họp giám sát.

Thành viên Đoàn giám sát nêu ý kiến tại phiên họp giám sát.

Bên cạnh đó, tại phiên họp cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 có đơn vị chưa đảm bảo đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên; chi trả chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch ở một số địa phương còn chậm; hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm ở cơ sở còn nhiều hạn chế…

Lãnh đạo Sở Y tế trả lời làm rõ các ý kiến của thành viên Đoàn giám sát.

Lãnh đạo Sở Y tế trả lời làm rõ các ý kiến của thành viên Đoàn giám sát.

Tại phiên họp giám sát, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu đã có nhiều ý kiến, kiến nghị với các cấp, các ngành: Đối với Chính phủ, quan tâm bổ sung kinh phí hàng năm cho các hoạt động mua sắm trang thiết bị cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cơ sở y tế để đảm bảo phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân; xem xét sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến khám, chữa bệnh phù hợp hơn với sự phát sinh của dịch bệnh, giải quyết vướng mắc trong khám, chữa bệnh. Với Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm toán đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch đạt hiệu quả, tránh lãng phí.

Đối với UBND tỉnh Lai Châu tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ… Cũng tại phiên giám sát, lãnh đạo Sở Y tế Lai Châu đã trả lời, làm rõ các nội dung liên quan đến việc chi trả chế độ, chính sách phòng, chống dịch; biện pháp xử lý đối với vật tư y tế, hóa chất phòng, chống dịch khi hết hạn sử dụng; vấn đề thu hút, đào tạo đội ngũ bác sỹ, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của hệ thống y tế cơ sở…

Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại phiên họp giám sát.

Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại phiên họp giám sát.

Phát biểu tại phiên họp giám sát, đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu đánh giá cao báo cáo kết quả giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đồng chí đề nghị, ngành Y tế tỉnh cần tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tế, đào tạo có địa chỉ. Khắc phục tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các trạm y tế cơ sở. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được cũng như tồn tại, hạn chế được Đoàn giám sát chỉ ra, UBND tỉnh, ngành Y tế cần tiếp thu, khắc phục trong thời gian tới.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu kết luận phiên họp giám sát.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu kết luận phiên họp giám sát.

Kết luận phiên họp, đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu cho rằng qua đợt giám sát đã cho thấy những nỗ lực, cố gắng của ngành Y tế Lai Châu trong phòng, chống dịch Covid-19. Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, UBND tỉnh, Sở Y tế tiếp tục rà soát việc chi trả chế độ, chính sách phòng, chống dịch bệnh; việc bổ nhiệm lãnh đạo các trạm y tế cũng như nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ y tế; có biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ cơ sở 2 tại xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ).

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=72789