Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài
Con số 7,5 tỷ USD doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp số Việt Nam ở nước ngoài so với toàn bộ không gian chi tiêu công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn cầu cho thấy vẫn còn rất nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển trên thị trường.
Theo ghi nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông, tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực của Việt Nam đạt được kết quả ấn tượng.
Đáng chú ý trong đó, số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đang hoạt động ước đạt khoảng 45.500 doanh nghiệp. Trong đó, năm 2023, Việt Nam có hơn hơn 1,5 nghìn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022.
Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết chủ trương đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài đã mở ra không gian mới, một thị trường rất tiềm năng, một cách tiếp cận mới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu.
Theo thống kê của cơ quan này, trong số 45.000 doanh nghiệp hoạt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có 11.200 doanh nghiệp làm phần mềm - vốn là lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam.
Chủ trương đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài đã mở ra không gian mới, một thị trường rất tiềm năng, một cách tiếp cận mới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu. Con số 7,5 tỷ USD doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp số Việt Nam ở nước ngoài so với toàn bộ không gian chi tiêu công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn cầu cho thấy vẫn còn rất nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển trên thị trường.
Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông,
Trong bối cảnh thị trường công nghệ thông tin nội địa gặp khó khăn, chủ trương đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài đã mở ra không gian mới, một thị trường rất tiềm năng, một cách tiếp cận mới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và khẳng định uy tín của thương hiệu sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam, khẳng định vị thế của công nghệ thông tin Việt Nam trên bản đồ thế giới, đóng góp giá trị cho ngành.
Ước tính doanh thu thị trường xuất khẩu nước ngoài đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Dẫn đánh giá của các đơn vị nghiên cứu thị trường, đại diện Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông cho rằng Việt Nam đang nằm ở top cao các nước triển khai phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin, trong đó có phần mềm.
Ông Trung cho hay điều này dựa trên 4 yếu tố chỉ số thành phần cấu thành chỉ số chính gồm: sức hấp dẫn tài chính; kỹ năng và sự sẵn có của con người; Môi trường kinh doanh và Cộng hưởng kỹ thuật số (hoạt động chuyển đổi số). Theo đó, Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao về chỉ số Sức hấp dẫn tài chính và Cộng hưởng kỹ thuật số.
Không ra nước ngoài, khó để trở thành nước có thu nhập cao
Phát biểu tại Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” cuối năm 2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm: "Ra nước ngoài là mang công nghệ, tri thức Việt đi hội nhập, mở cõi, đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại. Đó còn là cơ hội để Việt Nam học hỏi, mở rộng hệ tri thức. Nếu không có cạnh tranh, không doanh thu, không ra nước ngoài thì Việt Nam sẽ rất khó để trở thành nước có thu nhập cao".
Cũng theo ghi nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông, du lịch trực tuyến tăng 82%, thanh toán số tăng 19% đưa Việt Nam trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á, thương mại điện tử tăng 11%.
Sau hơn 4 năm phát động chuyển đổi số, tỷ lệ cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số đạt 100%.
Đến nay, đã có hơn 87,08% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng với 182 triệu tải khoản thanh toán của khách hàng cá nhân và hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang hoạt động.