Doanh nghiệp năng lượng: Hành trình từ khuyến khích đến... kêu cứu

Có thể thấy việc xây dựng cơ chế giá mới cho các dự án năng lượng đã là vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Công Thương, cũng như EVN, do vậy, để giải quyết vấn đề hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong sự việc này các chuyên gia cho rằng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần xem xét thấu đáo và có văn bản chỉ đạo cụ thể.

Quả ngọt từ năng lượng tái tạo đã thu hút hàng chục doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này bởi có nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi cơ chế giá fit hết hạn, mở ra những tháng ngày “nóng như ngồi trên đống lửa” của nhà đầu tư. Hiện, hàng triệu KW điện bị lãng phí kéo theo hàng trăm tỷ đồng lãi suất không thể gia hạn. Hay việc dự án không vận hành, vận hành không hết công suất sẽ phá vỡ cam kết của nhà đầu tư về phương án tài chính được tổ chức tín dụng thống nhất, thậm chí ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển loại hình năng lượng trong tương lai.

Ông NGUYỄN TÂM TIẾN
Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Trung Nam Group
“Trong Cop 26 thủ tướng của chúng ta cũng cam kết trung hòa Co2 đến 2045-2050 như vậy phải đẩy năng lượng tái tạo lên. Hiện Chính phủ cũng đang đi rất đúng đẩy năng lượng tái tạo thì tại sao nhà máy của chúng tôi như thế lại không huy động. Chúng tôi kiến nghị EVN xem xét 1 cách có tình có lý để huy động 127MW này để không gây thiệt hại cho bên nào, EVN k thiệt mà quyền lợi nhà đầu tư vẫn được đảm bảo”

Ông NGUYỄN VĂN ĐỘ
Tổng Giám đốc Công ty CP Điện gió Hướng Linh 7
“Đến ngày 31/10/2021, chỉ có 3/7 trụ gió tương đương là 12,6/30 mw (khoảng 42%). 4 trụ gió còn lại nếu không hòa được lưới điện, thiệt hại cho DN là vô cùng lớn”.

Còn đối với Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ, Bình Đình thật sự “bi kịch” khi “đắp chiếu” cả dự án trên 2.000 tỷ đồng.

Việc các doanh nghiệp phải “ nằm im” chờ cơ chế giá, không chỉ bào mòn sức khỏe tài chính doanh nghiệp, nguy cơ phá sản luôn hiện hữu mà chúng ta đang lãng phí nguồn tài nguyên và nguồn lực huy động từ tư nhân tham gia vào quá trình ứng phó với BĐKH.

Ông VƯƠNG QUỐC THẮNG
Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

“Không thể lãng phí nguồn lực tài chính, dù là ngân sách nhà nước hay đầu tư tư nhân"

Để chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam tới đây "trơn tru" nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các lĩnh vực phải là trụ cột. Bên cạnh đó Bộ Công thương cùng các cơ quan liên quan cần sớm xây dựng cơ chế mới cho loại hình năng lượng này.

Ông PHẠM XUÂN HÒE
Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước
“Đồng bộ hóa về chính sách tăng trưởng xanh, chính sách xanh và chuyển dịch nănhg lượng..như nghị quyết 55 của TW tôi nghĩ là tốt lắm rồi nhưng câu chuyẹn thể chế hóa đưa vào thực tiễn thì rất là lớn cho nên thoe tôi càn thay đổi tư duy và cách làm để chính sách đi vào cuộc sống”

Cho đến hiện tại đã gần 2 năm nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía Bộ Công thương: các dự án trễ tiến độ sẽ được áp giá nào? Hay sẽ phải làm thủ tục đấu thầu giá điện với EVN? Nhiều nhà đầu tư đang như ngồi trên đống lửa vì số tiền hàng nghỉn tỷ USD đã rót. Nhiều doanh nghiệp đã nghĩ tới chu kỳ phá sản nếu cơ chế cho các dự án này không được ban hành thời gian tới.

Thực hiện : Diệu Huyền Vũ Hiếu

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/doanh-nghiep-nang-luong-hanh-trinh-tu-khuyen-khich-den-keu-cuu