Doanh nghiệp tiên phong thực thị ESG và kinh tế tuần hoàn

Với chủ đề: 'Doanh nghiệp tiên phong thực thi ESG và mô hình kinh tế tuần hoàn: Thực tiễn triển khai và đề xuất chính sách' đã được cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, đề xuất giải pháp thực hiện tại Việt Nam.

Sự kiện do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy và Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp tổ chức chiều 6/6 trên nền tảng trực tiếp và trực tuyến...

Sự kiện với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp.

Sự kiện với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp.

Đây là một trong những hoạt động triển khai hợp tác chiến lược giữa VnEconomy và Bộ Tài nguyên Môi trường, tiếp nối thành công của Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam năm 2022.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương bởi các tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng là một trong số các nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực.

Có thể thấy rằng, mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là một tham vọng rất lớn mà Việt Nam đang hướng tới để có thể hiện thực hóa các cam kết mạnh mẽ của mình theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Trước yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn, Việt Nam đang dần thay đổi cả chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững, điều tra thăm dò, thiết kế, chế biến, phân phối, thu gom, vận chuyển, tái chế và tái sử dụng chất thải...

Các nước phát triển đã dựng các hàng rào về phát thải carbon có hiệu lực chính thức từ tháng 1/2026 để thúc đẩy các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, thực hiện giảm phát thải. Như vậy, từ ngày 1/1/2025, Việt Nam muốn xuất khẩu nông sản phải chứng minh được hàng hóa đó không xuất phát từ phá rừng sau ngày 31/12/2024. Ngoài ra, còn các vấn đề như xây dựng biên giới carbon, rừng, nhựa trong doanh nghiệp sản xuất.

Do đó, để không bị bỏ lại phía sau, Việt Nam cần khuyến khích doanh nghiệp thực hiện báo cáo ESG (môi trường, xã hội và quản trị) để tăng uy tín doanh nghiệp đồng thời đáp ứng các điều kiện về hàng rào thuế quan vào các thị trường đòi hỏi “xanh” như EU và Mỹ.

Trong các phiên tham luận, bàn tròn nhằm làm rõ vấn đề, tại sự kiện, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội, cơ sở đào tạo cùng thảo luận về cơ hội, tiềm năng thách thức của Kinh tế Tuần hoàn; Chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực tiễn từ đó bàn thảo, đề xuất giải pháp cho việc thúc đẩy triển khai thực hiện ESG tại Việt Nam...

Nhân dịp này, VnEconomy chính thức ra mắt chuyên mục Kinh tế Xanh và Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn trên các ấn phẩm báo chí của Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy và Vietnam Economic Times)...

Ra mắt chuyên trang.

Ra mắt chuyên trang.

Chuyên mục Kinh tế Xanh và Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn là kênh thông tin chính thức do Tạp chí Kinh tế Việt Nam sở hữu và vận hành cùng với sự đồng hành hợp tác về nội dung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu kiến tạo và phát triển một chuyên mục thông tin chuyên sâu, hội tụ nội dung về chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ESG...

Chuyên mục Kinh tế Xanh có cấu trúc gồm các tiểu mục Pháp lý - Chuyển động Xanh - Thương hiệu Xanh - Diễn đàn, chuyên mục Kinh tế Xanh trên VnEconomy (tiếng Việt) và Vietnam Economic Times (tiếng Anh) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo độc giả là doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các đối tác quốc tế, lãnh đạo các địa phương, các nhà quản lý và hoạch định chính sách.

Tiểu mục Pháp lý sẽ cập nhật các thông tin về chính sách, các chiến lược của Chính phủ, các quy định pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ ngành cùng với các bình luận phân tích chính sách, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cộng đồng địa phương nhanh chóng chuyển đổi xanh hiệu quả và thành công.

Tiểu mục Chuyển động xanh sẽ phản ánh thực tiễn thực thi và kết quả đạt được từ các sáng kiến, giải pháp chuyển đổi xanh, tuần hoàn, giảm phát thải, hướng tới net zero và phát triển bền vững của các ngành/lĩnh vực kinh tế, các khu vực doanh nghiêp, và ccác địa phương trên cả nước.

Thương hiệu xanh là tiểu mục cập nhật các sản phẩm, kết quả, thành tựu các thương hiệu, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đạt được cũng như những nỗ lực đã thực hiện trong quá trình thực thi chuyển đổi xanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Các thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm đạt các tiêu chí xanh theo các tiêu chuẩn trong nước, quốc tế cũng sẽ được ghi nhận và truyền thông tới đông đảo cộng đồng nhằm tạo sức lan tỏa thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Chuyên mục Kinh tế xanh cũng thiết lập kênh Diễn đàn nhằm tạo không gian mở để hội tụ sự tham gia của các bên liên quan cùng trao đổi, thảo luận về các chủ đề có tính chiến lược, cấp thiết, tác động sâu rộng đến hoạt động kinh tế - xã hội. Cập nhật và bàn thảo về các xu hướng mới, kinh nghiệm quốc tế, làm cơ sở giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và nắm bắt các cơ hội.

Khắc Kiên

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/doanh-nghiep-tien-phong-thuc-thi-esg-va-kinh-te-tuan-hoan.html