Doanh nhân Đinh Đức Thắng: Tôn vinh nhân tố con người giúp Stavian Group phát triển bền vững
Thời đại kinh tế số đang mang đến những cơ hội phát triển lớn, đòi hỏi người lao động cần chủ động nâng cao hơn về trình độ chuyên môn. Tập đoàn Stavian của doanh nhân Đinh Đức Thắng đã thực hiện các chính sách đầu tư nâng cao năng lực của người lao động để đáp ứng được tốc độ phát triển của doanh nghiệp, thị trường...
THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG “KỶ NGUYÊN” KINH TẾ SỐ
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mới. Tuy nhiên, sự dịch chuyển lao động giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự cạnh tranh của thị trường lao động trong nước trở nên ngày càng gay gắt. Nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp không ngừng “đua nhau” đổi mới, để phù hợp với yêu cầu cao về công nghệ và quản lý cũng như thực hiện khát vọng phát triển doanh nghiệp ở quy mô quốc tế.
Tuy nhiên, lỗ hổng lớn nhất của thị trường nhân lực Việt Nam là chất lượng nguồn lao động. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là do công tác đào tạo chưa phù hợp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý cũng như chưa có chiến lược phát triển nhân lực có năng lực vượt trội. Kế hoạch thu hút và sử dụng nhân tài cũng gặp khó khăn khi đối diện với vấn nạn “chảy máu chất xám” trong lúc thị trường còn nhiều bất cập như: chế độ lương, thưởng chưa phù hợp; môi trường làm việc trong nước thiếu chuyên nghiệp…
Quá trình hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng tạo sức ép và đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công tác đào tạo nhân sự. Mặt khác, người lao động cũng phải tự nâng cao trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các tập đoàn đa quốc gia, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là một trong những cách tốt nhất để nâng cao khả năng tương thích cũng như tính thống nhất của doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung trong công tác vận hành cũng như chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh ở quy mô lớn.
KHI NGUỒN NHÂN LỰC LÀ NĂNG LỰC “NỘI SINH” DUY TRÌ “NHỊP ĐẬP” CỦA DOANH NGHIỆP
Đứng trước những thách thức và sự cạnh tranh gắt gao của thị trường hiện nay, Tập đoàn Stavian (Stavian Group) - Tập đoàn sản xuất, kinh doanh, đầu tư đa ngành, đa quốc gia với nhiều lĩnh vực hoạt động như sản xuất và phân phối hạt nhựa nguyên sinh và các sản phẩm hóa dầu, giấy và bột giấy, bao bì thân thiện môi trường, phân phối hàng tiêu dùng, logistics, bất động sản, đầu tư và vật liệu mới công nghệ cao là một trong số ít doanh nghiệp có lựa chọn thông minh khi tập trung cạnh tranh bằng chính nguồn nhân lực sẵn có để không bỏ lỡ cơ hội và đã đạt được nhiều thành công.
Tại Stavian Group, Tập đoàn đã nghiên cứu và phát triển chiến lược “Stavian - Nguồn nhân lực hạnh phúc” không xem con người là nguồn lực để quản trị mà hướng tới cảm nhận và trải nghiệm của cán bộ nhân viên (CBNV). Chiến lược này chú trọng đào tạo và xây dựng môi trường làm việc tích cực, công bằng và nhân văn. Đồng thời, luôn đặt con người ở vị trí ưu tiên và là nền tảng để triển khai hoạt động kinh doanh.
“Trí” và “Lực” của người lao động khi được công nhận, tôn vinh và bồi đắp, sẽ trở thành thứ “vũ khí” hữu ích giúp doanh nghiệp đi trước đón đầu và gặt hái thành công. “Chất lượng nhân sự tại Stavian Group ngày càng được nâng cao đã trở thành động lực lớn cho sự phát triển của Tập đoàn. Bên cạnh việc đãi ngộ xứng đáng là yếu tố tiên quyết, thì tại Stavian Group, bí quyết để chúng tôi thu hút được nhân sự chất lượng cao nằm ở những nỗ lực tạo điều kiện hết mức của Tập đoàn để nhân sự có cơ hội phát triển và thể hiện bản thân”, ông Đinh Đức Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Stavian chia sẻ.
Những nỗ lực này đã được công nhận khi mới đây, Stavian Group vinh dự đạt giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do HR Asia - tạp chí hàng đầu về nhân sự tại châu Á bình chọn. Đặc biệt, Stavian Group còn sở hữu hệ thống chính sách nhân sự vượt trội giúp người lao động nâng cao năng lực với những chương trình đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất và kỹ năng. Từ đó tạo ra môi trường làm việc tích cực và nhân văn, đề cao văn hóa DEI (Đa dạng - Bình đẳng - Hòa nhập) để sẵn sàng chinh phục thử thách và ghi dấu ấn trên bản đồ thương mại quốc tế.