Doanh nhân Võ Quốc Bình: 'Lãnh đạo cần thần khí, ông chủ cần tư duy'
Ông Võ Quốc Bình, Tổng giám đốc Tập đoàn Bình Minh cho rằng: Ông chủ và lãnh đạo là hai phạm trù khác nhau. Rất hiếm khi có những người vừa là ông chủ vừa là lãnh đạo. Kiểu như Chairman kiêm CEO mà thành công. Hầu hết, chỉ là tên gọi chức danh chứ không phải vị trí và công việc.
1. Lãnh đạo
- Là người quản trị, giám sát hệ thống, kích thích cho hệ thống bằng khả năng truyền lửa, khả năng quy tụ, khả năng dẫn dắt, khả năng phân tích, phán đoán... để tập thể và hệ thống đoàn kết hoạt động đúng quỹ đạo, đúng với mong muốn của ông chủ và đúng với kế hoạch, mục tiêu đề ra.
- Lãnh đạo là người “bán đi” chất xám của mình cho ông chủ, bản thân họ không sử dụng “vốn vật chất”, của cải của chính mình, mà là họ bán và thu về của cải. Sẽ rất khác khi là ông chủ...
- Nôm na là: Tiền, của cải, vật chất... không phải của lãnh đạo, mà họ là hành trình để đi tìm của cải vật chất. Vì họ không trực tiếp bỏ ra những thứ đó nên các kế hoạch của họ thường khá trơn tru và mạnh tay (có thể dựa trên những gì được hứa/hoặc được cung cấp/hoặc nền móng có sẵn của ông chủ).
- Thất bại của lãnh đạo không đồng nghĩa với sự kết thúc. Thất bại của ông chủ đồng nghĩa với gameover! Nếu đổi vai trò lãnh đạo của họ là ông chủ, mọi thứ sẽ khác! Họ sẽ nhát tay hơn, họ sẽ phân vân hơn, thiếu quyết đoán hơn. Và nguy cơ thất bại dĩ nhiên là nhiều hơn. Nên chưa chắc đã thành công.
- Điều này lý giải vì sao rất nhiều nhà lãnh đạo giỏi nhưng khi làm chủ thì luôn đối diện với thất bại. Họ đã quen kiểu làm việc với bệ phóng sau lưng. Còn khi chính họ là bệ phóng, bức tường, những phẩm chất lãnh đạo tinh túy ít nhiều mất đi.
- Lúc đó, muốn thành công, họ cần phải có một đẳng cấp cao hơn: Tư duy ông chủ. Lãnh đạo có thể là một ông chủ quản lý nhỏ với vài chục nhân sự thì không vấn đề gì, nhưng để đạt tầm tư duy ông chủ để có thể lập một hệ thống cả trên vài trăm hay vài ngàn người thì, ngoài vốn liếng, của cải.
- Cái quan trọng nhất là tư duy. Nếu không sẽ thất bại chắc chắn. Người lãnh đạo giỏi là người có thần khí tốt! Họ sắp xếp mọi thứ có sẵn trong đầu, từ kế hoạch, tầm nhìn, mục tiêu, chỉ tiêu... và dự đoán phần nào các rủi ro cũng như tinh thần trách nhiệm. Khi gặp việc, họ chỉ cần tuôn ra như dòng nước... đó là khả năng quản lý của họ.
2. Ông chủ
- Trước tiên đó phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cả hệ thống của mình, cho lựa chọn nhân sự của mình. Không có ông chủ nào khờ ngu cả. Người giỏi chưa chắc đã giàu nhưng người giàu chắc chắn phải giỏi.
- Thậm chí là cực giỏi. Có điều, họ sẽ không cần phải thể hiện là mình giỏi vì họ cần có những lãnh đạo giỏi để giúp họ đạt mục đích. Họ không phải thu mình lại mà là luôn thể hiện kịp thời. Cái giỏi nhất của họ là thể hiện sự không biết gì! (Vừa là không biết thật vừa là giả vờ không biết).
- Nhưng khi cần chấn chỉnh họ sẽ biết tất cả mọi thứ. Ông chủ không thể hiện cái hơn người mà là để lãnh đạo làm việc đó thay cho mình. Nhường thành công cho lãnh đạo nhưng thành tựu là của ông chủ.
- Ông chủ cần tư duy hơn là cần khả năng quản trị, khi có tư duy tốt, tự khắc sẽ có lãnh đạo tốt quản trị giúp họ. Ông chủ học hỏi rất nhiều ở chính các lãnh đạo để nâng cao tư duy của mình hơn.
- Ông chủ sẽ biết cách thể hiện cái giỏi của mình với lãnh đạo để họ phải phục tùng, và cao hơn là biết cách nắm bắt lòng trung thành của lãnh đạo. Ông chủ có thể tỏ ra khó tính với lãnh đạo nhưng lại rất mềm mỏng với nhân viên. Điều đó cũng là để “nhắc khéo” lãnh đạo, hoặc lập nhiều vệ tinh giám sát dựa trên cách này. Ông chủ cũng khó làm lãnh đạo giỏi. Nhưng cả hai đều là người giỏi.
- Như đã nói, thất bại của ông chủ đồng nghĩa với sự kết thúc cuội cuộc chơi. Nên, ông chủ luôn cẩn thận hơn so với lãnh đạo. Nhưng rất ít khi để lộ cảm xúc này, trừ khi là rất thân tín. Ông chủ thì cũng không nên để lộ là trong bóp của mình có bao nhiêu tiền, ông chủ chỉ nên điều khiển và phân bố dòng tiền khi cần thiết.
- Thất bại hay thành công, ông chủ cũng không nên để lộ cảm xúc hay bị nắm thóp. Ông chủ, tự thân là dẫn dắt toàn cuộc chơi, khác với lãnh đạo là điều khiển từng trận đánh. Ông chủ, giả khờ hay khờ thật, giàu có hay phù phiếm, siêu giỏi hay cực giỏi... thì chỉ có những lãnh đạo đủ tầm tư duy mới hiểu.
- Những lời đồn đoán luôn hoàn toàn sai, những kiểu truyền tụng lại càng không chính xác. Kiểu như ta không thể nào so sánh một vị minh quân với một tể tướng tài. Ông chủ có thể ăn mặt xuề xòa, nhưng lãnh đạo là phải nghiêm túc!
- Ông chủ có thể không chú trọng vẻ ngoài, nhưng lãnh đạo thì phải thật thần khí. Ông chủ nắm lãnh đạo, lãnh đạo quản nhân viên.