Doanh thu bao cao su tăng 25% ở Ấn Độ dịp Valentine

Vào dịp Valentine, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, kinh doanh chocolate, hoa tươi, trang sức thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Mỹ: Số người Mỹ kỷ niệm ngày Lễ Tình nhân đang ngày một giảm đi. Tuy nhiên, số tiền bỏ ra để mua quà tặng vào dịp này vẫn tiếp tục tăng qua từng năm. Theo dự báo của Hiệp hội Bán lẻ quốc gia Mỹ, tổng chi tiêu cho dịp Valentine của người dân Mỹ năm 2020 sẽ chạm mốc 27,4 tỷ USD, tăng tới 32% so với năm 2019. Đây cũng là con số cao nhất từ trước tới nay. Ảnh: The Sun.

 Trung bình, mỗi người sẽ chi khoảng 196 USD cho quà tặng. Đồ trang sức, bữa tối tại nhà hàng, quần áo mới, hoa và socola là những thứ người Mỹ sẵn sàng chi nhiều, theo Business Insider. Vào dịp này, không chỉ tặng quà cho người yêu, nhiều người còn mua quà cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả thú cưng của mình. Ảnh: BI.

Trung bình, mỗi người sẽ chi khoảng 196 USD cho quà tặng. Đồ trang sức, bữa tối tại nhà hàng, quần áo mới, hoa và socola là những thứ người Mỹ sẵn sàng chi nhiều, theo Business Insider. Vào dịp này, không chỉ tặng quà cho người yêu, nhiều người còn mua quà cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả thú cưng của mình. Ảnh: BI.

Trung Quốc: Các cặp đôi ở đất nước tỷ dân là những người chịu chi nhất tại châu Á trong ngày 14/2. Năm 2018, trung bình mỗi người Trung Quốc đại lục chi 274 USD vào ngày Valentine, theo sau là Đài Loan với 245 USD và Hong Kong với 231 USD, theo South China Morning Post. Ảnh: CNN.

 Tại Hong Kong, nơi cuộc sống vốn nổi tiếng đắt đỏ, chi phí trung bình cho một phòng khách sạn và bữa ăn tối vào ngày 14/2 lần lượt rơi vào mức 285 và 336 USD. Vào dịp Valentine, người độc thân, đặc biệt là các cô gái, thường đi đền chùa để cầu tình duyên. Những người này sẵn sàng bỏ tiền để chuẩn bị mâm lễ tươm tất gồm hoa quả, trà, hoa tươi và cả đồ trang điểm. Ảnh: SCMP.

Tại Hong Kong, nơi cuộc sống vốn nổi tiếng đắt đỏ, chi phí trung bình cho một phòng khách sạn và bữa ăn tối vào ngày 14/2 lần lượt rơi vào mức 285 và 336 USD. Vào dịp Valentine, người độc thân, đặc biệt là các cô gái, thường đi đền chùa để cầu tình duyên. Những người này sẵn sàng bỏ tiền để chuẩn bị mâm lễ tươm tất gồm hoa quả, trà, hoa tươi và cả đồ trang điểm. Ảnh: SCMP.

Nhật Bản: Với 3 ngày lễ Valentine Đỏ (14/2), Valentine Trắng (14/3), Valentine Đen (14/4) và truyền thống mua chocolate làm quà tặng cho cả người yêu và bạn bè, đồng nghiệp, số tiền người dân tại xứ sở hoa anh đào bỏ ra để mua chocolate tăng vọt vào mùa Lễ Tình nhân. Doanh thu từ dịp này chiếm đến 1/5 doanh thu cả năm của các nhãn hàng bán chocolate. Ảnh: CNN.

Anh: Theo khảo sát của Finder, mặc dù thị trường tiêu dùng đang ảm đạm, hơn 32 triệu người Anh sẽ chi tiền trong dịp Valentine năm nay. Ước tính, số tiền bỏ ra lên đến 1,45 tỷ bảng Anh, với trung bình mỗi người tiêu tốn 35 bảng Anh. Phái mạnh cũng được cho là những người sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để chiều lòng bạn gái, vợ của mình. Ngày 14/2 hàng năm là dịp những đôi tình nhân tại xứ sở sương mù tặng nhau thìa bạc in hình ổ khóa và móc khóa, tượng trưng cho việc mở cánh cửa tình yêu tới đối phương. Ảnh: Metro.

Ấn Độ: Theo India Times, vào dịp Lễ Tình nhân, số lượng bao cao su bán ra trên cả Ấn Độ chứng kiến mức tăng vọt lên gần 25%. Một tháng sau, đến lượt doanh thu của que thử thai tăng theo cấp số nhân. Ảnh: Hindustan Times.

Trà My

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/doanh-thu-bao-cao-su-tang-25-o-an-do-dip-valentine-post1046768.html