Độc đáo cảnh trai tráng tung hô, xoay tròn kiệu chúa ở lễ hội đền Sái

Du khách thích thú khi chứng kiến cảnh kiệu chúa được các trai tráng hò reo, tung hô, nâng chạy rầm rập trong lễ hội đền Sái ở Đông Anh, Hà Nội.

Sáng 20/2 (11 tháng Giêng), làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức lễ hội đền Sái với nghi lễ rước kiệu, tung kiệu vua chúa thu hút hàng nghìn người về dự.

Sáng 20/2 (11 tháng Giêng), làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức lễ hội đền Sái với nghi lễ rước kiệu, tung kiệu vua chúa thu hút hàng nghìn người về dự.

Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước "vua, chúa sống" (người dân hóa trang) và cả nghi lễ chém bạch kê tinh (tinh gà trắng) độc đáo.

Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước "vua, chúa sống" (người dân hóa trang) và cả nghi lễ chém bạch kê tinh (tinh gà trắng) độc đáo.

Lễ hội đền Sái là dịp để người dân bày tỏ tấm lòng thành kính, tôn trọng dành cho vị vua An Dương Vương về công lao xây dựng thành Cổ Loa năm nào. Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để nhắc nhở con cháu nhớ về một thời kỳ dựng nước của dân tộc – những tháng ngày vua quan thời An Dương Vương đồng lòng xây thành, chống lại thiên tai, địch họa.

Ghi nhận PV VTC News, lúc 8h45, hàng nghìn người dân bắt đầu có mặt, di chuyển từ đình đến đền và chùa Sái.

Ghi nhận PV VTC News, lúc 8h45, hàng nghìn người dân bắt đầu có mặt, di chuyển từ đình đến đền và chùa Sái.

Năm nay, cụ ông Lê Vĩnh Lô (75 tuổi, ở khu 5) được phong Thanh Giang Sứ, tức ông Chúa trò. Trong khi đó, cụ Trần Tiến Tĩnh (72 tuổi, ở khu 6) được phong Vua Thục An Dương Vương.

Trước khi vào lễ rước, chúa ra sau sân đền làm thủ tục chém gà tượng trưng.

Trước khi vào lễ rước, chúa ra sau sân đền làm thủ tục chém gà tượng trưng.

Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua.

Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua.

Kiệu chúa năm nay được gần 30 thanh niên là con cháu dòng họ Trần thay phiên nhau đỡ và tung hô. Cứ đi khoảng 20 - 30m, đoàn rước kiệu sẽ dừng lại để tung kiệu lên cao, xoay vòng tròn, hò reo náo nhiệt. Trong khi trai tráng tung kiệu, chúa ngồi trên vung kiếm chém để khuấy động hào khí.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan trong vai Thự vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các thê thiếp, con cháu đi bên cạnh.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan trong vai Thự vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các thê thiếp, con cháu đi bên cạnh.

Trên đường về đình, vua thường xuyên ban lộc cho đoàn múa lân mua vui cho vua và chúa.

Trên đường về đình, vua thường xuyên ban lộc cho đoàn múa lân mua vui cho vua và chúa.

Niềm vui của người dân khi được vua, chúa ban lộc trong những ngày đầu năm mới.

Khách dự hội đứng kín hai bên đường làng, di chuyển dần theo đoàn rước và hò reo tưng bừng.

Khách dự hội đứng kín hai bên đường làng, di chuyển dần theo đoàn rước và hò reo tưng bừng.

Nhiều người đi xe dọc mương nước bám theo từ đầu đến cuối.

Nhiều người đi xe dọc mương nước bám theo từ đầu đến cuối.

15h30, đoàn rước về tới đình làng, kết thúc buổi lễ rước. Vua, chúa xuống kiệu trong tiếng hô hoán vui vẻ của người tham dự.

15h30, đoàn rước về tới đình làng, kết thúc buổi lễ rước. Vua, chúa xuống kiệu trong tiếng hô hoán vui vẻ của người tham dự.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/doc-dao-canh-trai-trang-tung-ho-xoay-tron-kieu-chua-o-le-hoi-den-sai-ar854220.html