Độc đáo lễ hội rằm tháng ba truyền thống ở Quảng Bình

Ở Quảng Bình có một lễ hội rằm truyền thống với những nét độc đáo, được lưu truyền qua câu thơ 'thà rằng ốm đau mà nằm/không ai nỡ bỏ chợ rằm tháng ba...'

Lễ hội rằm tháng ba ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã có từ xa xưa. Qua thời gian, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương, lễ hội này ngày càng được tổ chức với quy mô, sức hút hấp dẫn hơn. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất đối với đồng bào các dân tộc miền tây Quảng Bình. Người dân Minh Hóa có câu "thà rằng đau ốm mà nằm/không ai nỡ bỏ chợ rằm tháng ba..."

Lễ hội rằm tháng ba ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã có từ xa xưa. Qua thời gian, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương, lễ hội này ngày càng được tổ chức với quy mô, sức hút hấp dẫn hơn. Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất đối với đồng bào các dân tộc miền tây Quảng Bình. Người dân Minh Hóa có câu "thà rằng đau ốm mà nằm/không ai nỡ bỏ chợ rằm tháng ba..."

Từ năm 2004, lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa đã được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền, lễ hội Minh Hóa bắt nguồn từ câu chuyện hai anh em ở làng Yên Đức, xã Yên Hóa đi lấy mật ong trên lèn Ông Ngoi. Tại đây, họ bắt gặp giếng nước trong với cây quýt trĩu quả, phía dưới là bàn đá với những quân cờ, 12 hòn đá giống hình ông bụt. Sau đó họ đem theo một hòn đá giống tượng Bụt xuống núi tắm. Lạ kỳ sau khi tắm xong họ nhấc hòn đá nhưng không thể đem về... Thấy linh thiêng, sau đó người dân nơi đây đã bàn nhau lập đền thờ ông Bụt để cầu mong mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.

Từ năm 2004, lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa đã được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là lễ hội văn hóa cấp tỉnh. Tương truyền, lễ hội Minh Hóa bắt nguồn từ câu chuyện hai anh em ở làng Yên Đức, xã Yên Hóa đi lấy mật ong trên lèn Ông Ngoi. Tại đây, họ bắt gặp giếng nước trong với cây quýt trĩu quả, phía dưới là bàn đá với những quân cờ, 12 hòn đá giống hình ông bụt. Sau đó họ đem theo một hòn đá giống tượng Bụt xuống núi tắm. Lạ kỳ sau khi tắm xong họ nhấc hòn đá nhưng không thể đem về... Thấy linh thiêng, sau đó người dân nơi đây đã bàn nhau lập đền thờ ông Bụt để cầu mong mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.

Để rồi hằng năm cứ đến rằm tháng ba âm lịch, bà con các dân tộc nơi đây lại tổ chức lễ hội cầu mong mưa thuận gió hòa. Tạo không khí vui tươi, đoàn kết để cùng nhau xây dựng quê hương phát triển, đổi mới.

Để rồi hằng năm cứ đến rằm tháng ba âm lịch, bà con các dân tộc nơi đây lại tổ chức lễ hội cầu mong mưa thuận gió hòa. Tạo không khí vui tươi, đoàn kết để cùng nhau xây dựng quê hương phát triển, đổi mới.

Thác Bụt - Giếng Tiên ở xã Yên Hóa trong những ngày chính lễ luôn lung linh sắc màu, với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cuốn hút người dân trên khắp mọi nơi về đây để thăm quan, trải nghiệm.

Thác Bụt - Giếng Tiên ở xã Yên Hóa trong những ngày chính lễ luôn lung linh sắc màu, với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cuốn hút người dân trên khắp mọi nơi về đây để thăm quan, trải nghiệm.

Chương trình lễ hội rằm tháng ba thường diễn ra trong một tuần lễ với các hoạt động đặc sắc gồm: lễ - hội - chợ. Phần lễ thường được tổ chức tại thác Bụt vào chiều tối 14 (âm lịch). Cùng với đó là phần hội có thể được tổ chức sớm hơn tại sân vận động huyện với các hoạt động văn hóa thể thao đặc sắc hấp dẫn.

Chương trình lễ hội rằm tháng ba thường diễn ra trong một tuần lễ với các hoạt động đặc sắc gồm: lễ - hội - chợ. Phần lễ thường được tổ chức tại thác Bụt vào chiều tối 14 (âm lịch). Cùng với đó là phần hội có thể được tổ chức sớm hơn tại sân vận động huyện với các hoạt động văn hóa thể thao đặc sắc hấp dẫn.

Bóng chuyền là môn thể thao được quan tâm nhất tại lễ hội rằm tháng ba. Với tinh thần thể thao, người dân nơi đây luôn dành ưu tiên cả về tinh thần và vật chất để có đội bóng tham gia mạnh nhất. Do vậy, nhiều cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp đã được các đội thuê về tham dự giải.

Bóng chuyền là môn thể thao được quan tâm nhất tại lễ hội rằm tháng ba. Với tinh thần thể thao, người dân nơi đây luôn dành ưu tiên cả về tinh thần và vật chất để có đội bóng tham gia mạnh nhất. Do vậy, nhiều cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp đã được các đội thuê về tham dự giải.

Ở không gian ẩm thực lễ hội là các món ăn ngon truyền thống của địa phương như trứng kiến, nhộng ong, tằm, ốc suối, mật ong... cho du khách trải nghiệm khó quên mỗi dịp về với lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa.

Ở không gian ẩm thực lễ hội là các món ăn ngon truyền thống của địa phương như trứng kiến, nhộng ong, tằm, ốc suối, mật ong... cho du khách trải nghiệm khó quên mỗi dịp về với lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa.

Theo thông tin từ UBND huyện Minh Hóa thì lễ hội rằm tháng ba năm nay 2023 sẽ được tổ chức với quy mô hơn, phong phú về nội dung, chất lượng. Với những hoạt động như: bóng chuyền, bóng đá, kéo co, đẩy gậy... Cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Dâng hương Thác Bụt, nghệ thuật chào mừng lễ hội, đêm lửa trại, ca nhạc. Hiện công tác chuẩn bị đã hoàn thành chỉ chờ ngày khai hội bắt đầu từ 10/3 đến 15/3 âm lịch.

Theo thông tin từ UBND huyện Minh Hóa thì lễ hội rằm tháng ba năm nay 2023 sẽ được tổ chức với quy mô hơn, phong phú về nội dung, chất lượng. Với những hoạt động như: bóng chuyền, bóng đá, kéo co, đẩy gậy... Cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Dâng hương Thác Bụt, nghệ thuật chào mừng lễ hội, đêm lửa trại, ca nhạc. Hiện công tác chuẩn bị đã hoàn thành chỉ chờ ngày khai hội bắt đầu từ 10/3 đến 15/3 âm lịch.

Năm nay, lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa trùng với dịp nghĩ lễ 30/4, cùng với sự chuẩn bị chu đáo hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách thập phương về chơi lễ.

Năm nay, lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa trùng với dịp nghĩ lễ 30/4, cùng với sự chuẩn bị chu đáo hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách thập phương về chơi lễ.

Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn (Nguồn: Kienthucnet):

Hoàng Lý

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/doc-dao-le-hoi-ram-thang-ba-truyen-thong-o-quang-binh-1848737.html