Độc đáo lễ hội trâu bò rơm rạ ở Vĩnh Phúc

Ngay từ mùng 4 Tết âm lịch, người dân hai làng Bích Đại và Đồng Vệ (xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã tập trung đông đủ ở sân đình Bích Đại làm rễ rước trâu bò (bện bằng rơm) đến miếu Đồng Vệ. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân hai làng, tái hiện một phần lịch sử trồng lúa nước nơi đây.

Tương truyền, Đinh Thiên Tích (vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6) đã đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Vị tướng tài đã dạy người dân nơi đây làm nông nghiệp, chăn gia súc, xây nhà, dệt vải…

Đáp lại mong muốn “làm cho làng mỗi ngày một thêm đông người, nhiều của”, ngài đã bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày hội toàn dân xuống đồng.

Lễ hội "trâu bò rơm rạ" được tổ chức vào mùng 4 Tết âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ, tái hiện lịch sử, văn hóa lúa nước nghìn năm.

Lễ hội "trâu bò rơm rạ" được tổ chức vào mùng 4 Tết âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ, tái hiện lịch sử, văn hóa lúa nước nghìn năm.

Tới dự lễ hội có 3 cặp trâu bò bện rằng rơm của hai làng Bích Đại và Đồng Vệ.

Tới dự lễ hội có 3 cặp trâu bò bện rằng rơm của hai làng Bích Đại và Đồng Vệ.

Trước khi phần hội bắt đầu, các cao niên của hai làng sẽ trình lễ Thành hoàng.

Trước khi phần hội bắt đầu, các cao niên của hai làng sẽ trình lễ Thành hoàng.

Các cặp trâu bò tượng trưng cho gia súc chủ đạo trong công việc cấy cầy tái hiện lại hình ảnh làm ruộng trước kia. Lễ hội có mục đích trình bày, giới thiệu về nghề canh nông - một nghề chính và lâu đời của làng. Trình diễn trâu rơm bò rạ thể hiện nguyện vọng của người dân Đại Đồng; cầu mong sự bảo trợ, phù hộ của thần linh, thành hoàng để cây cối tốt tươi, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Các cặp trâu bò tượng trưng cho gia súc chủ đạo trong công việc cấy cầy tái hiện lại hình ảnh làm ruộng trước kia. Lễ hội có mục đích trình bày, giới thiệu về nghề canh nông - một nghề chính và lâu đời của làng. Trình diễn trâu rơm bò rạ thể hiện nguyện vọng của người dân Đại Đồng; cầu mong sự bảo trợ, phù hộ của thần linh, thành hoàng để cây cối tốt tươi, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Ngoài làm lúa nước, người dân hai làng cũng có cả nghề mộc xuất phát từ việc đẽo cày cho nông dân làm ruộng.

Ngoài làm lúa nước, người dân hai làng cũng có cả nghề mộc xuất phát từ việc đẽo cày cho nông dân làm ruộng.

Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau là hình ảnh đặc trưng của văn hóa lúa nước đồng bằng Bắc Bộ.

Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau là hình ảnh đặc trưng của văn hóa lúa nước đồng bằng Bắc Bộ.

Theo sau đó là hình ảnh người nông dân gieo mạ. Có cả những chàng trai giả gái đóng vai thôn nữ gieo mạ, gặt lúa trong lễ hội.

Theo sau đó là hình ảnh người nông dân gieo mạ. Có cả những chàng trai giả gái đóng vai thôn nữ gieo mạ, gặt lúa trong lễ hội.

Trâu bò rơm rạ là lễ hội truyền thống của người dân hai làng Bích Đại, Đồng Vệ. Được biết, năm sau (tức năm 2026) lễ hội sẽ được tổ chức quy mô hơn với số lượng người và trâu bò rơm rạ tham gia đông hơn rất nhiều.

Trâu bò rơm rạ là lễ hội truyền thống của người dân hai làng Bích Đại, Đồng Vệ. Được biết, năm sau (tức năm 2026) lễ hội sẽ được tổ chức quy mô hơn với số lượng người và trâu bò rơm rạ tham gia đông hơn rất nhiều.

Phong Sơn

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/doc-dao-le-hoi-trau-bo-rom-ra-o-vinh-phuc-723703.html