Độc đáo nghề trèo cây thốt nốt lấy nước nấu đường

Cây thốt nốt từ lâu đã là hình ảnh đặc trưng của vùng Bảy núi tỉnh An Giang. Hiện cây này, còn mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.

Và từ đó, có thêm một nghề:trèo cây thốt nốt hái trái và lấy nước nấu đường.

Hiện nay cây thốt nốt trồng nhiều nhất ở vùng Bảy Núi gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đang vào mùa thu hoạch trái và nước để mang đi nấu đường.

Cây thốt nốt thường được trồng cập các bờ ranh đất, vừa giữ đất mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nơi đây.

Cây thốt nốt thường được trồng cập các bờ ranh đất, vừa giữ đất mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nơi đây.

Cây thốt nốt biểu trưng cho vùng có đông đồng bào khmer sinh sống, nơi đây giáp với biên giới nước bạn Campuchia. Người dân nơi đây trồng cây thốt nốt để đem lại nguồn thu nhập kính tế cho gia đình vào những tháng mùa khô mà thời điểm không thể canh tác hoa màu và lúa được.

Bình quân cây thốt nốt trồng từ 12-15 năm mới cho trái và nước đường. Người dân nơi đây nói nghề trèo cây thốt nốt rất mạo hiểm cho tánh mạng. Vì miếng cơm manh áo người dân phải chấp nhận nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời” cả ngày.

Anh Nguyễn Đăng Khoa, ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên có hơn 12 năm trong nghề trèo cây hái trái thốt nốt và lấy nước nấu đường cho biết: Nhiều năm nay sống bằng nghề thuê cây thốt nốt của người dân tộc để lấy nước và hái trái. Bình quân 1 cây thuê trả cho chủ là 50.000 – 70.000 đồng/cây/năm (tùy theo cây cho trái và nước nhiều hay ít).

Anh Nguyễn Đăng Khoa, ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên có hơn 12 năm trong nghề trèo cây hái trái thốt nốt và lấy nước nấu đường cho biết: Nhiều năm nay sống bằng nghề thuê cây thốt nốt của người dân tộc để lấy nước và hái trái. Bình quân 1 cây thuê trả cho chủ là 50.000 – 70.000 đồng/cây/năm (tùy theo cây cho trái và nước nhiều hay ít).

Theo anh Khoa hiên nay mới đầu mùa lấy nước thốt nốt. Một ngày anh trèo khoảng 30-40 cây để lấy từ 40-50 lít nước thốt nốt để mang về nấu đường.

Theo anh Khoa hiên nay mới đầu mùa lấy nước thốt nốt. Một ngày anh trèo khoảng 30-40 cây để lấy từ 40-50 lít nước thốt nốt để mang về nấu đường.

nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”.

nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”.

Vào tháng 2-3 cây thốt nốt bắt đầu cho nước nhiều nhất trong năm. Thời điểm đó người trèo cây lấy khoảng 60-80 lít đường/ngày.

Vào tháng 2-3 cây thốt nốt bắt đầu cho nước nhiều nhất trong năm. Thời điểm đó người trèo cây lấy khoảng 60-80 lít đường/ngày.

Thành quả sau những giờ trèo cây.

Thành quả sau những giờ trèo cây.

Công đoạn nấu đường thốt nốt.

Công đoạn nấu đường thốt nốt.

Sản phẩm sau đó được chia vào các hũ nhựa. Hiện giá 1kg đường thốt nốt bán giá từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, tăng 5-10% so với năm rồi. Tuy nhiên đang vào mùa rộ nhưng sản lượng đường làm từ cây thốt nốt không đủ đáp ứng cho thị trường.

Sản phẩm sau đó được chia vào các hũ nhựa. Hiện giá 1kg đường thốt nốt bán giá từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, tăng 5-10% so với năm rồi. Tuy nhiên đang vào mùa rộ nhưng sản lượng đường làm từ cây thốt nốt không đủ đáp ứng cho thị trường.

Khách du lịch về Bảy Núi rất thích mua đường thốt nốt mang về làm quà biếu cho người thân và thưởng thức nước thốt nốt tại chỗ. Vì đây là cây sạch không có chăm bón phân thuốc hóa học.

Khách du lịch về Bảy Núi rất thích mua đường thốt nốt mang về làm quà biếu cho người thân và thưởng thức nước thốt nốt tại chỗ. Vì đây là cây sạch không có chăm bón phân thuốc hóa học.

Theo nhiều người kinh doanh nước thốt nốt cho biết, thốt nốt là cây trồng tự nhiên không có chăm sóc. Vào mùa cây cho trái và nước, người dân trèo lên cây mang xuống để làm đường, nước giải khát cho khách.

Theo nhiều người kinh doanh nước thốt nốt cho biết, thốt nốt là cây trồng tự nhiên không có chăm sóc. Vào mùa cây cho trái và nước, người dân trèo lên cây mang xuống để làm đường, nước giải khát cho khách.

Lê Hoàng Vũ - Lê Toàn

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/xa-hoi/doc-dao-nghe-treo-cay-thot-not-lay-nuoc-nau-duong-318636.html