Độc đáo ngôi làng được ví như Khải Hoàn Môn của Pháp ở Lâm Đồng

Trải qua gần 70 năm thành lập nhưng lối kiến trúc của làng Tân Hà, phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) gần như giữ được nguyên so với quy hoạch ban đầu.

Nói về lịch sử hình thành của ngôi làng có kiến trúc độc đáo, được ví như Khải Hoàn Môn của nước Pháp này, ông Nguyễn Phi Dzũng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Tân Hà kể, sau Hiệp định Genève năm 1954, có một nhóm giáo dân di cư từ miền Bắc vào Nam, định cư tại cao nguyên B’Lao tỉnh Đồng Nai Thượng cũ (nay thuộc làng Tân Hà, phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc). Khi đó, Cha xứ Patrice Gagné (người Pháp) đã có ý tưởng về việc lập nên một đồ án quy hoạch cho ngôi làng này.

Sau đó, kiến trúc sư Nguyễn Văn Trọng đã vẽ theo bản thảo của đồ án xây dựng làng Tân Hà theo kiến trúc mạng nhện với trung tâm là nhà thờ. Xung quanh nhà thờ là nhà cửa của người dân, trường học… Từ nhà thờ tỏa ra 8 con đường, chia mặt đất thành 7 khu đất rộng có các đường ngang phụ, nhà cửa nằm dọc theo các con đường ngang.

 Từ nhà thờ tỏa ra 8 con đường, chia mặt đất thành 7 khu đất rộng có các đường ngang phụ, nhà cửa nằm dọc theo các con đường ngang.

Từ nhà thờ tỏa ra 8 con đường, chia mặt đất thành 7 khu đất rộng có các đường ngang phụ, nhà cửa nằm dọc theo các con đường ngang.

“Đến ngày 11/11/1954, làng Tân Hà có tổng cộng hơn 2.505 người thuộc 500 gia đình với 350 căn nhà. Một năm sau, làng Tân Hà bắt đầu xây trường học, các khu vực vui chơi giải trí cho học sinh. Từ năm 1955, nhà thờ Tân Hà cũng bắt đầu được xây dựng ở vị trí trung tâm của làng. Từ đó, làng Tân Hà tiếp tục đón nhiều đợt di cư của người dân từ các tỉnh Thái Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa vào lập nghiệp, sinh sống.

Trải qua hơn 67 năm hình thành phát triển đến nay, làng Tân Hà đang có hơn 10.000 giáo dân và là một trong những giáo xứ lớn trên địa bàn TP Bảo Lộc. Bà con giáo dân ở Tân Hà luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước” - ông Nguyễn Phi Dzũng, một nhà sưu tầm nổi tiếng, chia sẻ.

Theo tìm hiểu được biết, ngày nay, với khoảng hơn 10.000 giáo dân, Tân Hà trở thành một giáo xứ lớn của giáo phận Đà Lạt. Với vị trí thuận lợi về mặt không gian, giao thông quy củ, không khí hữu tình nên nhiều sự kiện lớn của giáo phật Đà Lạt đều lựa chọn giáo xứ Tân Hà làm nơi tổ chức...

 Với vị trí thuận lợi về mặt không gian, giao thông quy củ, không khí hữu tình nên nhiều sự kiện lớn của giáo phận Đà Lạt đều lựa chọn giáo xứ Tân Hà làm nơi tổ chức...

Với vị trí thuận lợi về mặt không gian, giao thông quy củ, không khí hữu tình nên nhiều sự kiện lớn của giáo phận Đà Lạt đều lựa chọn giáo xứ Tân Hà làm nơi tổ chức...

Hiện nay, người dân làng Tân Hà sống chủ yếu bằng các nghề nông nghiệp như trồng cà phê, ươm tơ, nuôi tằm... nhưng đã có của ăn, của để nhiều hơn xưa. Không những vậy, nhà nào cũng tạo điều kiện cho con cái học hành tử tế tại các trường đại học lớn trên cả nước.

Đặc biệt, qua gần 70 năm thành lập và phát triển, lối kiến trúc quy hoạch của làng Tân Hà vẫn gần như được giữa nguyên như lúc ban đầu. Toàn bộ giáo dân sinh ra và lớn lên ở nơi đây được các thế hệ đi trước để lại khoảng 600m2 đất và đều giữ nguyên, không phân lô, bán nền cho người từ nơi khác đến.

Để giữ được nét kiến trúc riêng của làng Tân Hà tồn tại suốt gần 70 năm qua, mỗi người dân Tân Hà từ bé cho đến lớn đều có ý thức cao trong việc bảo tồn và phát huy những nét độc đáo của địa phương.

Tiêu biểu như việc, trong những ngày mà cơn bão bất động sản nổi sóng, cũng có nhiều người đến hỏi mua đất ở làng Tân Hà nhưng người dân đều có nguyện vọng giữ lại đất của gia đình và từ chối...

“Mọi người dân làng Tân Hà đều quý trọng từng tấc đất, từng nét văn hóa, di sản lịch sử mà những người đi trước đã gìn giữ đến ngày hôm nay. Thế hệ chúng tôi là thế hệ đi sau nhưng chúng tôi cũng sẽ tiếp tục gìn sức, phát huy toàn bộ nét văn hóa, nét quy hoạch vốn có của làng Tân Hà đến muôn đời sau” - ông Nguyễn Phi Dzũng cho biết thêm.

 Quy hoạch của làng Tân Hà hiện lên rõ mồn một khi nhìn từ bản đồ online. Chính điều này đã tạo nên sức hút của ngôi làng, khiến nhiều người tò mò, thích thú và muốn ghé thăm.

Quy hoạch của làng Tân Hà hiện lên rõ mồn một khi nhìn từ bản đồ online. Chính điều này đã tạo nên sức hút của ngôi làng, khiến nhiều người tò mò, thích thú và muốn ghé thăm.

Quy hoạch của làng Tân Hà hiện lên rõ mồn một khi nhìn từ bản đồ online. Chính điều này đã tạo nên sức hút của ngôi làng, khiến nhiều người tò mò, thích thú và muốn ghé thăm.

Theo ông Huỳnh Văn Lợi - Chủ tịch UBND phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc, việc người dân giữ được quy hoạch làng Tân Hà từ trước đến nay là một nét độc đáo được chính quyền và nhân dân địa phương bảo tồn lưu giữ. Trong suốt nhiều năm qua, bà con giáo dân ở Tân Hà luôn phát huy tinh thần “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”.

Thanh Hoài

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/doc-dao-ngoi-lang-duoc-vi-nhu-khai-hoan-mon-cua-phap-o-lam-dong-post278896.html