Độc đáo ngồi thuyền rước nước trong ngày khai xuân chùa Tam Chúc

Ngày12/2 (tức 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần), chùa Tam Chúc long trọng tổ chức Lễ Khai xuân, cầu quốc thái dân an, không tổ chức lễ hội. Nhiều nghi thức tâm linh diễn ra trong không khí đậm đặc sắc xuân và trang nghiêm.

Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trụ trì Thường trực chùa Tam Chúc cho biết, văn hóa Việt Nam là nền văn minh lúa nước, nên các lễ hội đầu xuân trên cả nước nói chung và chùa Tam Chúc nói riêng thường xuyên tổ chức rước nước dâng lên cũng Phật, cúng Thánh để cầu nguyện cho năm mới quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người được bình an, năm mới hạnh phúc.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19, Ban Tổ chức không tổ chức các hoạt động phần hội, chỉ tổ chức các nghi lễ tâm linh khai hội với các nghi lễ chính. Đây là một sự kiện văn hóa, tôn giáo quan trọng vào dịp Tết đến, Xuân về, nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách trong và ngoài nước những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, nét độc đáo tại lễ hội, cũng như bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương.

Hình ảnh rước nước trong ngày khai xuân chùa Tam Chúc:

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, xây dựng trên nền ngôi Tam Chúc cổ tự, với niên đại hơn 1.000 năm. Ngày 12/2, chùa Tam Chúc (Hà Nam) tổ chức lễ khai xuân với nghi lễ rước nước thu hút đông đảo người dân tham gia.

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, xây dựng trên nền ngôi Tam Chúc cổ tự, với niên đại hơn 1.000 năm. Ngày 12/2, chùa Tam Chúc (Hà Nam) tổ chức lễ khai xuân với nghi lễ rước nước thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đoàn rước nước sẽ đi thuyền rồng ra giữa hồ, nơi có cắm một cây nêu, đi quanh cây nêu 3 vòng và mang nước từ đó lên chùa Ngọc. Nước được lấy ở nơi sâu nhất trong lòng hồ và là nguồn nước sạch nhất.

Đoàn rước nước sẽ đi thuyền rồng ra giữa hồ, nơi có cắm một cây nêu, đi quanh cây nêu 3 vòng và mang nước từ đó lên chùa Ngọc. Nước được lấy ở nơi sâu nhất trong lòng hồ và là nguồn nước sạch nhất.

Đoàn rước gồm vài chục thuyền và hàng trăm người tham gia.

Đoàn rước gồm vài chục thuyền và hàng trăm người tham gia.

Hai thuyền rồng đi đầu tiến thẳng tới vị trí cắm cây nêu giữa hồ, gần đình Tam Chúc cổ.

Hai thuyền rồng đi đầu tiến thẳng tới vị trí cắm cây nêu giữa hồ, gần đình Tam Chúc cổ.

10 chiếc bình gốm được lấy đầy nước và đặt trên 5 thuyền hoa.

10 chiếc bình gốm được lấy đầy nước và đặt trên 5 thuyền hoa.

Nước để thực hiện nghi lễ được lấy từ hồ rộng gần 1.000 ha trước chùa.

Nước để thực hiện nghi lễ được lấy từ hồ rộng gần 1.000 ha trước chùa.

Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Tam Chúc cho biết, rước nước chùa Tam Chúc là lễ hội truyền thống trong vùng.

Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Tam Chúc cho biết, rước nước chùa Tam Chúc là lễ hội truyền thống trong vùng.

Nhà chùa cùng người dân dâng nước lễ Phật, lễ Thánh cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Nhà chùa cùng người dân dâng nước lễ Phật, lễ Thánh cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Mỗi chiếc bình dâng vào các địa điểm như: Tam Quan Nội, Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Chùa Ngọc.

Mỗi chiếc bình dâng vào các địa điểm như: Tam Quan Nội, Điện Quán Âm, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Chùa Ngọc.

Tại Điện Tam Thế, các nghi thức thắp hương, dâng nước, cầu quốc thái dân an.

Tại Điện Tam Thế, các nghi thức thắp hương, dâng nước, cầu quốc thái dân an.

Đông đảo người dân, phật tử từ khắp nơi có mặt hòa vào đoàn rước, rồi dự lễ dâng hương.

Đông đảo người dân, phật tử từ khắp nơi có mặt hòa vào đoàn rước, rồi dự lễ dâng hương.

Lê Phú/Báo Tin Tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/doc-dao-ngoi-thuyen-ruoc-nuoc-trong-ngay-khai-xuan-chua-tam-chuc-20220212185216290.htm