Độc đáo phiên bản gốm của ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'

Lấy cảm hứng từ chiếc ấn giá trị nhất triều Nguyễn - Ấn vàng Hoàng đế chi bảo, các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã chế tác nên những phiên bản ấn rồng dát vàng độc đáo để phục vụ cho nhu cầu sưu tầm, trang trí của người dân khi Xuân Giáp Thìn đang về.

Những ngày đầu năm 2024, làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) trở nên tất bật hơn thường nhật. Các nghệ nhân đang vội vã hoàn thiện những sản phẩm gốm, sứ phục vụ cho Tết Giáp Thìn sắp tới.

Các nghệ nhân đang vội vã hoàn thiện những sản phẩm gốm, sứ phục vụ cho Tết Giáp Thìn sắp tới

Các nghệ nhân đang vội vã hoàn thiện những sản phẩm gốm, sứ phục vụ cho Tết Giáp Thìn sắp tới

Tết Nguyên đán tới gần cũng là lúc các cơ sở kinh doanh gốm sứ cho ra những sản phẩm độc đáo mang hình tượng linh vật theo năm con giáp tượng trưng cho năm đó. Đáng chú ý, một cơ sở kinh doanh gốm sứ tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã tạo ra mẫu sản phẩm quà tặng hình tượng rồng cho năm Giáp Thìn 2024 mang tên "Dấu ấn Rồng thiêng".

Các mẫu sản phẩm quà tặng hình tượng rồng cho năm Giáp Thìn 2024 mang tên "Dấu ấn Rồng thiêng". Ảnh: Báo Nhân dân

Các mẫu sản phẩm quà tặng hình tượng rồng cho năm Giáp Thìn 2024 mang tên "Dấu ấn Rồng thiêng". Ảnh: Báo Nhân dân

Một nghệ nhân lành nghề đã có hàng chục năm gắn bó với gốm sứ chia sẻ " Sản phẩm chính mà xưởng của ông làm cho dịp Tết năm nay chính là những chiếc ấn rồng. Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu ấn vàng Hoàng đế chi bảo được đúc dưới thời vua Minh Mạng"

Các sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu ấn vàng Hoàng đế chi bảo được đúc dưới thời vua Minh Mạng. Ảnh: Báo Nhân dân

Các sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu ấn vàng Hoàng đế chi bảo được đúc dưới thời vua Minh Mạng. Ảnh: Báo Nhân dân

Theo các nghệ nhân, tạo hình từ đất sét là công đoạn khá quan trọng, làm sao để tạo sản phẩm có hình dáng đúng theo mẫu, rồng mang yếu tố Việt Nam chứ không lẫn sang nước khác.

Tạo hình từ đất sét là công đoạn khá quan trọng. Ảnh: Báo Nhân dân

Tạo hình từ đất sét là công đoạn khá quan trọng. Ảnh: Báo Nhân dân

Những sản phẩm gốm hình tượng rồng sau khi hoàn thiện phần tạo hình sẽ được đem đi tráng men và nung. Sau khi ra khỏi lò nung sẽ tới công đoạn vẽ vàng. Người thợ thủ công sẽ sử dụng vàng pha dạng lỏng đi từng đường nét trên sản phẩm rồng, sau đó sẽ tiếp tục nung từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ nữa để có được độ nổi bật, sang trọng cho sản phẩm gốm.

Công đoạn được chờ đợi nhất là vẽ vàng. Ảnh: Báo Nhân dân

Công đoạn được chờ đợi nhất là vẽ vàng. Ảnh: Báo Nhân dân

Ông Nguyễn Văn Lực, người đặt hàng tại xưởng này cho biết năm nay doanh nghiệp của ông bày bán sản phẩm Kỳ Linh Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Dấu ấn rồng thiêng". Sau khi được hoàn thiện cơ bản và được tráng men, sản phẩm "phôi" sẽ được nung trong khoảng 5 ngày trước khi được đem đi vẽ vàng.

Giá thành của các sản phẩm được chào bán từ 6-9 triệu đồng. Ảnh: Báo Nhân dân

Giá thành của các sản phẩm được chào bán từ 6-9 triệu đồng. Ảnh: Báo Nhân dân

Giá thành của các sản phẩm được chào bán từ 6-9 triệu đồng tùy thuộc vào các phiên bản và màu sắc.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/doc-dao-phien-ban-gom-cua-an-vang-hoang-de-chi-bao-213483.htm