Độc giả đang nghĩ gì về việc sử dụng AI trong báo chí?
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ trong báo chí. Và một báo cáo mới được công bố cho thấy cả độc giả và nhà báo đều quan tâm đến việc AI nên được sử dụng như nào trong báo chí.
Báo cáo do RMIT University phát hành này dựa trên ba năm nghiên cứu và phỏng vấn nhóm tập trung về AI tạo sinh và báo chí tại Úc và sáu quốc gia khác (Mỹ, Anh, Na Uy, Thụy Sĩ, Đức và Pháp).
Kết quả cho thấy, chỉ 25% người tham gia khảo sát tin rằng họ đã từng tiếp xúc với AI tạo sinh trong báo chí, trong khi 50% không chắc chắn hoặc nghi ngờ về điều đó.
Điều này cho thấy sự thiếu minh bạch từ các cơ quan báo chí khi sử dụng AI, đồng thời phản ánh sự thiếu tin tưởng giữa báo giới và công chúng.

TVOne của Indonesia ra mắt người dẫn chương trình tin tức AI vào năm 2023. (Ảnh:TJ Thomson)
Thách thức và cơ hội song hành
Báo cáo đã chỉ ra hàng loạt thách thức và cơ hội mà các nhà báo và tổ chức tin tức khi sử dụng AI. Nhìn chung, khán độc giả được khảo sát cảm thấy an tâm nhất khi các nhà báo sử dụng AI cho các công việc hậu kỳ, thay vì trực tiếp tham gia vào quá trình biên tập và sáng tạo nội dung.
Ví dụ, một nhiếp ảnh gia có thể tác nghiệp tại hiện trường, sau đó AI sẽ đảm nhiệm việc chọn lọc những bức ảnh ưng ý nhất, tối ưu hóa chất lượng hình ảnh và gắn thẻ từ khóa. Nghe có vẻ vô hại, nhưng nếu AI nhận diện sai đối tượng hoặc chi tiết nào đó, dẫn đến việc chú thích ảnh bị sai lệch, hậu quả sẽ ra sao? Hoặc nếu tiêu chí đánh giá ảnh 'đẹp' của AI khác biệt so với con người, hoặc thay đổi theo thời gian và bối cảnh, thì sao?
Ngay cả những thao tác đơn giản như tăng giảm độ sáng ảnh cũng có thể gây tranh cãi, đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề chính trị nhạy cảm.

Phần mềm máy tính có thể cố gắng nhận dạng các đối tượng trong hình ảnh và thêm từ khóa, dẫn đến quy trình xử lý hình ảnh có khả năng hiệu quả hơn. (Ảnh: Elise Racine/Better Images of AI/Moon over Fields , CC BY)
AI còn có khả năng 'nhào nặn' sự thật, tạo ra những hình ảnh và video trông như thật, nhưng thực tế lại là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. AI cũng được sử dụng để viết tiêu đề hoặc tóm tắt bài viết, giúp tiết kiệm thời gian, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng để sao chép nội dung của người khác.
Những cảnh báo tin tức do AI tạo ra cũng không ít lần gây ra hậu quả nghiêm trọng. Gần đây, Apple đã phải tạm ngừng tính năng thông báo tin tức tự động sau khi AI đưa tin sai sự thật về việc nghi phạm giết người Luigi Mangione tự tử, với nguồn tin được ghi là BBC.
Mức độ hài lòng của độc giả với AI trong báo chí
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, độc giả cảm thấy thoải mái hơn khi nhà báo sử dụng AI cho một số tác vụ nhất định, đặc biệt là khi họ đã từng sử dụng AI cho các mục đích tương tự.
Ví dụ, phần lớn người được phỏng vấn đều đồng tình với việc nhà báo dùng AI để làm mờ một số chi tiết trong ảnh. Tương tự, khi chèn ảnh vào phần mềm xử lý văn bản hoặc thuyết trình, AI có thể tự động tạo mô tả bằng văn bản cho người khiếm thị.

Tờ Daily Telegraph thường xuyên sử dụng AI tạo sinh để minh họa cho các mục ý kiến của mình, đôi khi tạo ra những hình ảnh minh họa chân thực hơn và đôi khi lại ít chân thực hơn. (Ảnh: TJ Thomson)
Phần lớn người tham gia khảo sát đã tiếp xúc với AI tạo sinh trong báo chí qua các bài viết về những nội dung lan truyền do AI tạo ra. Ví dụ, khi một bức ảnh giả mạo do AI tạo ra về Hoàng tử William và Harry ôm nhau tại lễ đăng quang của Vua Charles lan truyền, các hãng tin đã đưa tin về sự việc này.
Người tham gia khảo sát cũng thấy các thông báo về việc AI được sử dụng để viết, biên tập hoặc dịch bài báo. Họ cũng thấy các hình ảnh do AI tạo ra đi kèm với một số bài báo. Đây là cách tiếp cận phổ biến tại tờ The Daily Telegraph, nơi sử dụng hình ảnh do AI tạo ra để minh họa cho nhiều bài bình luận.
Nhìn chung, người tham gia khảo sát cảm thấy thoải mái nhất khi nhà báo sử dụng AI để lên ý tưởng hoặc làm phong phú thêm các hình ảnh đã có. Tiếp theo là sử dụng AI để chỉnh sửa và sáng tạo. Tuy nhiên, mức độ thoải mái phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng cụ thể.
Hầu hết người tham gia đều thấy ổn với việc AI tạo biểu tượng cho infographic, nhưng lại không thoải mái với ý tưởng về một "hình đại diện AI" dẫn chương trình tin tức.
Về biên tập, phần lớn người tham gia đồng tình với việc dùng AI để làm hoạt hình cho ảnh lịch sử, ví dụ như hình ảnh này. AI có thể 'làm sống lại' một bức ảnh tĩnh, thu hút sự chú ý và tương tác của người xem.