Người dân dựng cọc, chăng lưới chờ vớt 'lộc trời'

Sau khi kết thúc mùa lúa, người dân bón phân chuồng đã ủ kỹ rồi cày bừa cho đất tơi xốp. Để rươi béo tốt, người dân rải thêm bột ngô xuống ruộng rồi chờ đến dịp tháng 10, tháng 11 âm lịch thu hoạch rươi.

Video người dân xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đóng cọc, chăng lưới chờ vớt "lộc trời".

Cánh đồng xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) nằm sát mép sông Lam. Nơi đây từng khoảnh ruộng được người dân tận dụng tối đa để thu hoạch rươi. Những con rươi hoàn toàn tự nhiên, nổi lên từ đất nên người dân vẫn thường gọi đó là "lộc trời".

Cánh đồng xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) nằm sát mép sông Lam. Nơi đây từng khoảnh ruộng được người dân tận dụng tối đa để thu hoạch rươi. Những con rươi hoàn toàn tự nhiên, nổi lên từ đất nên người dân vẫn thường gọi đó là "lộc trời".

Khoảng tháng 9 âm lịch hàng năm, sau khi thu hoạch lúa, người dân bắt đầu dọn ruộng sạch để rươi sinh sống. Người dân sẽ bón thêm phân chuồng đã ủ kỹ rồi cày bừa để đất tơi xốp tạo môi trường sinh trưởng tốt cho rươi.

Khoảng tháng 9 âm lịch hàng năm, sau khi thu hoạch lúa, người dân bắt đầu dọn ruộng sạch để rươi sinh sống. Người dân sẽ bón thêm phân chuồng đã ủ kỹ rồi cày bừa để đất tơi xốp tạo môi trường sinh trưởng tốt cho rươi.

Sau khi dọn ruộng sạch sẽ, người dân mang theo cọc tre, lưới ra vây lại ruộng của gia đình mình.

Sau khi dọn ruộng sạch sẽ, người dân mang theo cọc tre, lưới ra vây lại ruộng của gia đình mình.

"Phải vây lưới lại để rươi không bơi sang ruộng nhà khác. Cọc tre phải đóng sâu xuống đất, buộc chặt lưới để không bị gió, nước thủy triều xô ngã. Phía dưới đáy lưới được dằn lên lớp bùn cho chắc chắn", ông Võ Văn Quế (trú xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An) vừa buộc dây lưới vừa chia sẻ.

"Phải vây lưới lại để rươi không bơi sang ruộng nhà khác. Cọc tre phải đóng sâu xuống đất, buộc chặt lưới để không bị gió, nước thủy triều xô ngã. Phía dưới đáy lưới được dằn lên lớp bùn cho chắc chắn", ông Võ Văn Quế (trú xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An) vừa buộc dây lưới vừa chia sẻ.

Trung bình mỗi sào ruộng, người dân đầu tư hết hơn 100 nghìn đồng tiền lưới. Lưới được sử dụng phải là loại lưới mắt nhỏ có thể thoát nước tốt nhưng giữ được rươi. Sau mỗi mùa rươi, người dân lại tháo cất lưới để tiếp tục tận dụng cho những mùa sau.

Trung bình mỗi sào ruộng, người dân đầu tư hết hơn 100 nghìn đồng tiền lưới. Lưới được sử dụng phải là loại lưới mắt nhỏ có thể thoát nước tốt nhưng giữ được rươi. Sau mỗi mùa rươi, người dân lại tháo cất lưới để tiếp tục tận dụng cho những mùa sau.

Hàng ngày, ông Quế và người dân lại ra kiểm tra ruộng, hệ thống cọc lưới để đảm bảo chắc chắn.

Hàng ngày, ông Quế và người dân lại ra kiểm tra ruộng, hệ thống cọc lưới để đảm bảo chắc chắn.

Mùa rươi thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến hết tháng 11 âm lịch. Rươi nổi bất chợt theo con nước và không theo ngày cố định. Có những thời điểm rươi nổi ban ngày, cũng có lúc nổi ban đêm và cho người dân thu hoạch rải rác. Tuy nhiên rươi vẫn tập trung nổi nhiều vào dịp đầu tháng và ngày rằm tháng 10, tháng 11 âm lịch.

Mùa rươi thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến hết tháng 11 âm lịch. Rươi nổi bất chợt theo con nước và không theo ngày cố định. Có những thời điểm rươi nổi ban ngày, cũng có lúc nổi ban đêm và cho người dân thu hoạch rải rác. Tuy nhiên rươi vẫn tập trung nổi nhiều vào dịp đầu tháng và ngày rằm tháng 10, tháng 11 âm lịch.

"Rươi tự nhiên nhưng rất khắt khe nên trên ruộng không bao giờ được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi trồng lúa. Theo kinh nghiệm, chúng tôi xay ngô thành bột, rải đều trên mặt ruộng rồi cày bừa. Làm như vậy để bổ sung thức ăn cho rươi. Nhờ đó, con rươi sẽ béo, tốt và có chất lượng hơn", ông Võ Văn Quế nói và cho biết, gia đình ông có 12 sào ruộng rươi. Mùa rươi năm 2023, sau khi bán và trừ các chi phí, gia đình ông thu về được hơn 50 triệu đồng.

"Rươi tự nhiên nhưng rất khắt khe nên trên ruộng không bao giờ được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi trồng lúa. Theo kinh nghiệm, chúng tôi xay ngô thành bột, rải đều trên mặt ruộng rồi cày bừa. Làm như vậy để bổ sung thức ăn cho rươi. Nhờ đó, con rươi sẽ béo, tốt và có chất lượng hơn", ông Võ Văn Quế nói và cho biết, gia đình ông có 12 sào ruộng rươi. Mùa rươi năm 2023, sau khi bán và trừ các chi phí, gia đình ông thu về được hơn 50 triệu đồng.

Những cánh đồng được người dân chăng kín lưới chờ vớt "lộc trời".

Những cánh đồng được người dân chăng kín lưới chờ vớt "lộc trời".

Những ngày vừa qua, khi thủy triều lên, người dân đã bắt đầu thu hoạch rươi rải rác. Dịp đầu mùa, người dân thu hoạch rươi và bán cho các thương lái với giá dao động từ 350.000 đồng đến 400 nghìn đồng/1kg rươi.

Những ngày vừa qua, khi thủy triều lên, người dân đã bắt đầu thu hoạch rươi rải rác. Dịp đầu mùa, người dân thu hoạch rươi và bán cho các thương lái với giá dao động từ 350.000 đồng đến 400 nghìn đồng/1kg rươi.

Ông Lê Khánh Quang - Chủ tịch UBND xã Châu Nhân cho biết, toàn xã có gần 40ha đất ruộng có rươi với khoảng 300 hộ dân làm thu hoạch rươi. Trung bình, mỗi sào ruộng cho thu hoạch 15-20kg rươi mỗi vụ. Dù diện tích ruộng có rươi ít, chiếm chưa đến 10% đất sản xuất nông nghiệp toàn xã nhưng giá trị con rươi mang lại chiếm tới gần 15% tỉ trọng nông nghiệp của xã. So với nhiều cây trồng, vật nuôi khác, rươi có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và có thêm khoản kinh phí lớn.

Ông Lê Khánh Quang - Chủ tịch UBND xã Châu Nhân cho biết, toàn xã có gần 40ha đất ruộng có rươi với khoảng 300 hộ dân làm thu hoạch rươi. Trung bình, mỗi sào ruộng cho thu hoạch 15-20kg rươi mỗi vụ. Dù diện tích ruộng có rươi ít, chiếm chưa đến 10% đất sản xuất nông nghiệp toàn xã nhưng giá trị con rươi mang lại chiếm tới gần 15% tỉ trọng nông nghiệp của xã. So với nhiều cây trồng, vật nuôi khác, rươi có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và có thêm khoản kinh phí lớn.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-dan-dung-coc-chang-luoi-cho-vot-loc-troi-post1691966.tpo