Đội dẹp vỉa hè vừa đi, hàng quán lại đua nhau lấn chiếm

Ban chỉ đạo 197 TP Hà Nội đang ra quân dẹp vỉa hè, tuy nhiên khi lực lượng chức năng rời đi, nhiều hàng quán lại ngang nhiên đặt bàn ghế, hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Hàng quán vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè bất chấp lệnh cấm.

Nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đang trong chiến dịch ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên nhiều tuyến phố chưa được cải thiện, nhiều cơ sở kinh doanh vẫn đua nhau bày bán hàng hóa, bàn ghế, lập bãi gửi xe... trên vỉa hè, bất chấp sự nhắc nhở của lực lượng chức năng.

Nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đang trong chiến dịch ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên nhiều tuyến phố chưa được cải thiện, nhiều cơ sở kinh doanh vẫn đua nhau bày bán hàng hóa, bàn ghế, lập bãi gửi xe... trên vỉa hè, bất chấp sự nhắc nhở của lực lượng chức năng.

Theo ghi nhận của PV, khi lực lượng chức năng vừa đi khỏi thì nhiều cửa hàng, quán ăn lại tiếp diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Theo ghi nhận của PV, khi lực lượng chức năng vừa đi khỏi thì nhiều cửa hàng, quán ăn lại tiếp diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Trên vỉa hè các tuyến phố phố Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), lực lượng chức năng dựng nhiều biển thông báo: Cấm để xe đạp, xe máy trên hè phố; Cấm kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Cấm vứt rác, đổ rác ra vỉa hè, lòng đường.

Trên vỉa hè các tuyến phố phố Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), lực lượng chức năng dựng nhiều biển thông báo: Cấm để xe đạp, xe máy trên hè phố; Cấm kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Cấm vứt rác, đổ rác ra vỉa hè, lòng đường.

Đội dẹp vỉa hè của các phường thường xuyên đi kiểm tra, song nhiều hộ kinh doanh vẫn bất chấp các quy định, ngang nhiên bày bán các mặt hàng giày dép, quần áo tràn lan khắp vỉa hè.

Vỉa hè trên tuyến phố Cầu Gỗ rộng khoảng 2 m bị các hộ kinh doanh tận dụng triệt để làm chỗ để xe, kê bàn ghế... khiến du khách không còn lối nào để đi.

Vỉa hè trên tuyến phố Cầu Gỗ rộng khoảng 2 m bị các hộ kinh doanh tận dụng triệt để làm chỗ để xe, kê bàn ghế... khiến du khách không còn lối nào để đi.

Các chủ cửa hàng phân trần việc bày bán hàng hóa, để xe lấn chiếm vỉa hè là bất đắc dĩ vì quanh khu vực không có chỗ gửi xe, khách vào quán rất bất tiện.

Anh Nguyễn Văn Linh (chủ quán cà phê trên phố Cầu Gỗ) cho biết, lực lượng chức năng cũng vừa ra quân xử lý các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, may mắn anh Linh chỉ bị nhắc nhở. "Chúng tôi mở quán cà phê ra cũng mong muốn có khách đông. Nếu dẹp chỗ gửi xe tạm trên vỉa hè, không biết khi khách vào quán sẽ để xe ở đâu. Tôi cũng mong muốn lực lượng chức năng xử lý xe máy trên vỉa hè thì tạo điều kiện mở thật nhiều điểm gửi xe để chúng tôi kinh doanh thuận tiện", anh Linh bày tỏ.

Anh Nguyễn Văn Linh (chủ quán cà phê trên phố Cầu Gỗ) cho biết, lực lượng chức năng cũng vừa ra quân xử lý các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, may mắn anh Linh chỉ bị nhắc nhở. "Chúng tôi mở quán cà phê ra cũng mong muốn có khách đông. Nếu dẹp chỗ gửi xe tạm trên vỉa hè, không biết khi khách vào quán sẽ để xe ở đâu. Tôi cũng mong muốn lực lượng chức năng xử lý xe máy trên vỉa hè thì tạo điều kiện mở thật nhiều điểm gửi xe để chúng tôi kinh doanh thuận tiện", anh Linh bày tỏ.

Một số lòng đường, vỉa hè ở quận Hoàn Kiếm bị các cơ sở kinh doanh chiếm dụng làm điểm gửi xe mà không bị lực lượng chức năng xử lý.

Ông Lê Văn Khánh (60 tuổi, ở phố Đinh Liệt, Hà Nội) cho biết, những ngày gần đây, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng rời đi thì những hộ kinh doanh lại bày bán. "Phải chăng do lực lượng chức năng làm hời hợt, chỉ nhắc nhở nên những hộ kinh doanh không sợ. Theo tôi phải phạt thật nặng những trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm của riêng thì mới có thể răn đe được”, ông Khánh chia sẻ.

Ông Lê Văn Khánh (60 tuổi, ở phố Đinh Liệt, Hà Nội) cho biết, những ngày gần đây, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng rời đi thì những hộ kinh doanh lại bày bán. "Phải chăng do lực lượng chức năng làm hời hợt, chỉ nhắc nhở nên những hộ kinh doanh không sợ. Theo tôi phải phạt thật nặng những trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm của riêng thì mới có thể răn đe được”, ông Khánh chia sẻ.

Trung tá Dương Bảo Thạch, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự quận Hoàn Kiếm cho biết, dù quận đã quyết liệt xử lý vi phạm trên các tuyến phố, nhưng do lực lượng mỏng nên khi cơ quan chức năng rút đi, người dân lại bày bán trở lại.

Trung tá Dương Bảo Thạch, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự quận Hoàn Kiếm cho biết, dù quận đã quyết liệt xử lý vi phạm trên các tuyến phố, nhưng do lực lượng mỏng nên khi cơ quan chức năng rút đi, người dân lại bày bán trở lại.

Cũng trong tình trạng tương tự, trên đường Khúc Thừa Dụ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dài khoảng 300 m, vào những khung giờ từ 8h sáng đến 17h chiều, hàng loạt xe máy, bàn ghế của các quán ăn bày tràn lan trên khắp vỉa hè.

Ông Phạm Đình Trọng (68 tuổi, ở Cầu Giấy) cho biết, ông thường xuyên đi tập thể dục quanh khu vực Công viên Cầu Giấy. Tại đây, nhiều đoạn vỉa hè bị chiếm dụng làm bãi gửi xe khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. “Việc dẹp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phải áp dụng xử phạt mạnh, quyết liệt thì không ai dám lấn chiếm nữa. Tôi nghĩ trách nhiệm trước hết thuộc những người đứng đầu, quan trọng là có thực sự muốn giành lại vỉa hè hay không”, ông Trọng bày tỏ.

Ông Phạm Đình Trọng (68 tuổi, ở Cầu Giấy) cho biết, ông thường xuyên đi tập thể dục quanh khu vực Công viên Cầu Giấy. Tại đây, nhiều đoạn vỉa hè bị chiếm dụng làm bãi gửi xe khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. “Việc dẹp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phải áp dụng xử phạt mạnh, quyết liệt thì không ai dám lấn chiếm nữa. Tôi nghĩ trách nhiệm trước hết thuộc những người đứng đầu, quan trọng là có thực sự muốn giành lại vỉa hè hay không”, ông Trọng bày tỏ.

Ngày 9/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo về việc tăng cường kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường.

Ông Trần Sỹ Thanh giao Văn phòng UBND thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố - người phát ngôn của UBND thành phố Hà Nội công khai thông tin các Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để xảy ra nhiều vi phạm về trật tự hè phố, lòng đường trên địa bàn tại các cuộc họp báo của UBND thành phố hàng tháng.

Người đứng đầu chính quyền Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm hè phố, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán, để vật liệu xây dựng không đúng quy định.

Các chủ hộ kinh doanh, nhà hàng, doanh nghiệp trên địa bàn phải bố trí, sắp xếp khu vực dừng đỗ, trông giữ phương tiện đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và cán bộ, công nhân viên, người lao động trong đơn vị, không lấn chiếm hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ phương tiện trái quy định.

Công an thành phố, Sở GTVT, Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm lấn chiếm hè phố, lòng đường. Các trường hợp đỗ xe, trông giữ xe ô tô, xe máy không đúng quy định, đặc biệt là trên các tuyến phố, khu vực điểm nóng về ùn tắc giao thông cần có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với các trường hợp cố tình vi phạm.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/doi-dep-via-he-vua-di-hang-quan-lai-dua-nhau-lan-chiem-ar746469.html