Đổi mới mạnh mẽ công tác cải cách hành chính Nhà nước, giai đoạn 2021-2030

Chiều 18/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (BCĐ CCHC) của Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước (CCHCNN) giai đoạn 2011-2020, xây dựng Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021-2030. Phó Thủ tướng TT Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ CCHC của Chính phủ cùng dự hội nghị. Tại điểm cầu của tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì.

 Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và các đại biểu tại điểm cầu của tỉnh. Giai đoạn 2011-2020, Chính phủ, BCĐđã đề ra các chương trình, kế hoạch CCHC mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch CCHCthiết thực, cụ thể, phù hợp với Chương trình tổng thể và thực tiễn của các bộ, các địa phương.Tính từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ khóa XVI đã cắt, giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo Nghị quyết số 653/2019/2019/UBTVQH cơ bản đã hoàn thành. Ở cấp huyện đã tiến hành sắp xếp đối với 21 đơn vị hành chính, giảm 8 đơn vị, cấp xã sắp xếp đối với 1.047, giảm 557 đơn vị. Tính đến ngày31/3/2020, các bộ, ngành T.Ưgiảm 10.284 người so với số giao năm 2015, các địa phương giảm 13.612 người. Chính phủ đã từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Cổng dịch vụ công (DVC) quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng DVC, hệ thống một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh từ tháng 12/2019. Đến nay, Cổng DVC Quốc gia đã tích hợp, cung cấp gần 2.300 DVC trực tuyến trên tổng số gần 7.000 TTHC tại 4 cấp chính quyền, gần 89 triệu lượt truy cập, trên 382.000 tài khoản đăng ký, hơn 24 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, gần 580.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến trên Cổng, tiếp nhận, hỗ trợ trên 38.000 cuộc gọi, xử lý khoảng 9.200 phản ánh, kiến nghị... Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện DVC trực tuyến khoảng 6.722 tỷ đồng/năm. Tại hội nghị, đại biểu các bộ, ngành và tỉnh, thành phố đã thảo luận, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác CCHCNN giai đoạn 2011-2020, như cải cách thể chế vẫn còn bất cập; tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số còn chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương. Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và biểu dương các cơ quan,địa phương đã tổ chức thực hiện tốt công tác CCHC, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Để xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, kỷ cương, công khai, minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hệ thống cơ quan HCNN các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ nêu định hướng: Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CCHC, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình CCHCNN giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của các tổ chức CT-XH, người dân, doanh nghiệp đối với công tác CCHC; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của bộ máy HCNN đầy đủ, đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh cải cách quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, TTHC nội bộ giữa cơ quan HCNN nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy HCNN; đổi mới cơ chế, nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức... Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Lao động hạng ba cho 2 tập thể, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 11 tập thể và 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác CCHCNN, giai đoạn 2011-2020. Bùi Minh

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh và các đại biểu tại điểm cầu của tỉnh. Giai đoạn 2011-2020, Chính phủ, BCĐđã đề ra các chương trình, kế hoạch CCHC mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch CCHCthiết thực, cụ thể, phù hợp với Chương trình tổng thể và thực tiễn của các bộ, các địa phương.Tính từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ khóa XVI đã cắt, giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo Nghị quyết số 653/2019/2019/UBTVQH cơ bản đã hoàn thành. Ở cấp huyện đã tiến hành sắp xếp đối với 21 đơn vị hành chính, giảm 8 đơn vị, cấp xã sắp xếp đối với 1.047, giảm 557 đơn vị. Tính đến ngày31/3/2020, các bộ, ngành T.Ưgiảm 10.284 người so với số giao năm 2015, các địa phương giảm 13.612 người. Chính phủ đã từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Cổng dịch vụ công (DVC) quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng DVC, hệ thống một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh từ tháng 12/2019. Đến nay, Cổng DVC Quốc gia đã tích hợp, cung cấp gần 2.300 DVC trực tuyến trên tổng số gần 7.000 TTHC tại 4 cấp chính quyền, gần 89 triệu lượt truy cập, trên 382.000 tài khoản đăng ký, hơn 24 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, gần 580.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến trên Cổng, tiếp nhận, hỗ trợ trên 38.000 cuộc gọi, xử lý khoảng 9.200 phản ánh, kiến nghị... Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện DVC trực tuyến khoảng 6.722 tỷ đồng/năm. Tại hội nghị, đại biểu các bộ, ngành và tỉnh, thành phố đã thảo luận, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác CCHCNN giai đoạn 2011-2020, như cải cách thể chế vẫn còn bất cập; tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số còn chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương. Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và biểu dương các cơ quan,địa phương đã tổ chức thực hiện tốt công tác CCHC, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Để xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, kỷ cương, công khai, minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hệ thống cơ quan HCNN các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ nêu định hướng: Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CCHC, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình CCHCNN giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của các tổ chức CT-XH, người dân, doanh nghiệp đối với công tác CCHC; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của bộ máy HCNN đầy đủ, đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh cải cách quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, TTHC nội bộ giữa cơ quan HCNN nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy HCNN; đổi mới cơ chế, nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức... Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Lao động hạng ba cho 2 tập thể, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 11 tập thể và 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác CCHCNN, giai đoạn 2011-2020. Bùi Minh

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/150626/doi-moi-manh-me-cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-nha-nuoc,-giai-doan-2021-2030.htm